Chủ nhật, 19/05/2024 06:39
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 18/08/2022 19:00

Hồi hộp trước ngày trọng đại: Làm gì để không “trắng đêm”?

Đêm trước khi đến ngày trọng đại như đám cưới, chuyến du lịch hay ngày đầu làm việc ở môi trường mới, nhiều người thường lo lắng, hồi hộp đến mất ngủ.

Tiến sĩ Phyllis Zee, giám đốc Trung tâm Y học về giấc ngủ và mạch máu tại Trường Y Feinberg thuộc Đại học Northwestern, Chicago, cho biết đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường.

Dasgupta, phó giáo sư y học lâm sàng tại Đại học Y khoa Keck cho rằng đồng hồ sinh học của cơ thể được lập trình một cách tự nhiên. Với những người là "cú đêm" thường xuyên thức khuya, việc đi ngủ sớm là cực kỳ khó khăn.

Các chuyên gia đã đưa ra một số phương pháp để giảm bớt nỗi lo lắng vào đêm trước ngày trọng đại, từ đó giúp mọi người ngủ sớm, ngon giấc hơn.

thuc dem Giadinhonline (2)

Ành minh họa.

Không cố gắng đi ngủ quá sớm

Mọi người không nên lên giường quá sớm trong khoảng 8 – 9h tối nếu như đây không phải lịch thường ngày bởi điều này chỉ khiến bạn thêm lo lắng.

Thay vào đó, "hãy bắt đầu mở đèn ở chế độ thấp kể từ 8h hoặc 9h tối và đặt mục tiêu đi ngủ vào 10h", tiến sĩ Zee cho biết.

Dasgupta khuyên bạn nên tránh ánh sáng xanh bởi đây là loại ánh sáng “đánh lừa” não bộ khiến não nghĩ rằng trời còn sáng.

Mọi người nên tắt các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính, máy tính bảng khoảng hai tiếng trước khi quyết định đi ngủ.

Tập thiền, chánh niệm và tập thở

Dasgupta nói, căng thẳng về giấc ngủ là "rào cản lớn để bạn có được giấc ngủ sảng khoái" và có thể "làm trầm trọng thêm các vấn đề về giấc ngủ hiện tại như chứng mất ngủ”.

Ông đề nghị thực hành chánh niệm và thiền định để lấy lại tâm thế bình tĩnh. "Những phương pháp này có thể làm dịu tâm trí và cơ thể, giúp quá trình đi vào giấc ngủ trở nên dễ chịu, nhẹ nhàng hơn", ông nói.

Các chuyên gia cho biết, một trong những cách tốt nhất để giúp bạn đi vào giấc ngủ là tập trung vào hơi thở.

Phương pháp thở 4-7-8 đã được chứng minh là làm giảm căng thẳng, hít thở sâu trong 4 giây, giữ hơi thở trong 7 giây, sau đó từ từ thở ra và đếm đến 8. Lặp lại các bước này vài lần rồi tạm dừng và để ý xem bạn có cảm thấy thư giãn hơn không.

Lên kế hoạch cho một giấc ngủ ngắn

Bạn có thể muốn lên kế hoạch cho một giấc ngủ ngắn từ 20 đến 30 phút vào đầu giờ chiều và sau đó cố gắng hết sức để đi ngủ sớm hơn vào đêm hôm đó.

thuc dem Giadinhonline (1)

Ảnh minh họa.

Tránh rượu và đồ ngọt

Tránh tiêu thụ caffein sau bữa trưa và tránh uống rượu gần giờ đi ngủ, vì cả hai đều có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Khi ảnh hưởng của rượu giảm đi, hệ thần kinh được kích hoạt đánh thức bạn dậy sớm hơn thường ngày. Nếu đói sau bữa tối, hãy ăn nhẹ, không đường và dễ tiêu hóa.

Làm gì khi nhận được cuộc gọi lúc nửa đêm?

Vsevolod Polotsky, giáo sư y khoa, giám đốc nghiên cứu giấc ngủ tại Trường Y Đại học Johns Hopkins, chỉ ra những biện pháp để đối phó với tình huống này.

Trước hết, bạn không nên bật đèn, kết thúc cuộc trò chuyện ngay lập tức và quay trở lại giường.

Nếu bạn không thể ngủ lại trong vòng chưa đầy 10 phút, hãy đi sang phòng khác, bật đèn mờ và cố gắng đọc một cuốn sách nhàm chán. Không nên dùng thiết bị điện tử bởi ánh sáng xanh có thể đánh thức bạn.

Không nên kiểm tra các email, tin nhắn, không nên rửa bát đĩa hoặc đi ra khỏi nhà. Bạn nên ngồi thiền, thư giãn và nghĩ về những điều dễ chịu. Khi ấy, cơn buồn ngủ sẽ tự nhiên kéo đến.

-> Tại sao “sáng không khạc nhổ, trưa không tiết tinh, tối không đổ mồ hôi”?

T. Linh (Theo CNN)  
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Xem thêm