Thứ năm, 16/05/2024 20:37
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 02/07/2018 19:30

Hết đau lưng, ngăn lão hóa xương khớp nhờ cây chìa vôi

Có thể dùng cây chìa vôi để phòng trị đau lưng, lão hóa xương khớp, tuy nhiên không nên tự ý dùng mà nên đến các thầy thuốc đông y thăm khám để được kê đơn đúng bệnh.

Tác dụng chữa bệnh của chìa vôi

Cây chìa vôi là một loại cây nhỏ, mọc leo, dài chừng 2 - 4m, toàn thân nhẵn, có tua cuốn đơn, nhỏ hình sợi. Lá hình trái tim. Chùm hoa màu vàng nhạt. Dây chìa vôi mọc hoang ở khắp các tỉnh miền Bắc và miền Nam.

chia-voi

Theo Đông y, lá, cành (dây) củ chìa vôi đều có thể dùng làm thuốc. (Ảnh minh họa)

-> Tắm nước lạnh vào buổi sáng giúp giảm cân, giảm mỡ bụng hiệu quả

Dây chìa vôi có vị ngọt đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán kết, hành huyết, dùng chữa xương khớp cơ gân đau nhức, viêm thận, ung nhọt lở ngứa, sưng hạch bạch huyết, rắn độc cắn…

Lá chìa vôi có vị đắng, tính lạnh, hơi độc, có tác dụng trừ nhọt độc, tiêu thũng, dùng chữa ung nhọt, lở ngứa, chai chân…

Củ chìa vôi có vị đắng chua, tính bình; có tác dụng thông kinh, tán huyết ứ, trừ tê thấp, lợi tiểu, tiêu độc, sát khuẩn, thường được sử dụng với tác dụng như dây và lá.

Điều trị thoát vị đĩa đệm

Chìa vôi 30g, cỏ xước 20g, dền gai 20g, tầm gửi 20g, cỏ ngươi 20g, lá lốt 20g. Các vị thuốc đem rửa sạch, sắc với 1 lít nước, sắc cạn còn 500ml chia 3 lần uống sau bữa ăn 30 phút; có thể uống thay nước hàng ngày. Sử dụng bài thuốc trên liên tục trong 1 tháng là sẽ có hiệu quả.

Chữa tê thấp, thoái hóa xương khớp

Dây chìa vôi 50g, đương quy 20g, xuyên khung 10g, ngưu tất 40g, cẩu tích 20g; ngâm trong 1 lít rượu trắng, ngâm trong thời gian 10 ngày trở lên là dùng được. Ngày dùng 2-3 ly nhỏ.

Tuy nhiên, tuỳ bệnh mà dùng độc vị hoặc phối hợp với các vị khác theo kinh nghiệm của thầy thuốc hoặc lương y. Vì vậy, không nên tự ý dùng mà nên đến các thầy thuốc đông y thăm khám để được kê đơn đúng bệnh, tuyệt đối không dùng theo sự mách bảo.

Video: Cứu hộ nhanh trí giải cứu bé gái đuối nước ở bể bơi đông người (Nguồn: VnExpress)

Phương Vũ (T/H)  
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
Gợi ý 10 set đồ đi du lịch trẻ trung, nổi bật của mỹ nhân Việt
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Lợi ích 'vàng' của BHA trong chu trình chăm sóc da
4 lý do đàn ông lười “yêu”
Những mẹo làm đẹp dân gian tuyệt đối không nên thử
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Loại lá quốc dân này chính là 'kem chống nắng tự nhiên'
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Hè nắng nóng, đừng bỏ qua món ăn từ mướp đắng vừa bổ dưỡng, vừa thanh nhiệt
Bị lạc nội mạc tử cung nên và không nên ăn gì?
Xem thêm