Chủ nhật, 16/03/2025 00:16     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 04/01/2015 18:22

Hạt lựu có nóng không?

Hạt lựu có nóng không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Loại quả này có những lợi ích gì, khi ăn cần chú ý đến vấn đề gì... những thắc mắc đó sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây.

Hạt lựu có nóng không?

Hạt lựu là loại trái cây nhiệt đới chứa nhiều đường, chất khoáng và vitamin. Hạt lựu không nóng, được dùng để chế biến nước giải khát cho cơ thể. Nước ép quả lựu có màu đỏ thẫm hoặc hồng nhạt rất đẹp mắt, vị ngọt mát, có tác dụng giải nhiệt và làm đẹp da.

hat-luu-co-nong-khong--giadinhonline.vn 1

Hạt lựu có nóng không là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Những công dụng tuyệt vời của hạt lựu

Trong dịch quả hạt lựu chứa acid citric, ac.malie, các đường glucoza, fructoza, mantoza…Vỏ quả và vỏ rễ chứa nhiều tanin, granatin, hoạt chất peletierin, izopeletierin, ac.betulic, ac.usolic và iso quercetin. Nước ép lựu là nguồn kali, vitamin C và các chất chống ôxy hoá quý. Theo Đông y, vỏ quả vị chua, chát, tính ấm, chỉ tả, chỉ huyết, khử trùng. Vỏ thân, vỏ rễ vị đắng chát, tính ấm, sát trùng. Vỏ thân rễ dùng tẩy sán.

Để trị đại tiện ra máu, tiêu chảy kéo dài, bạn lấy ruột quả lựu sấy khô, tán bột. Mỗi lần 10-12g với nước cơm. Hoặc 1 quả lựu tươi nguyên vỏ giã nát sắc với mấy hạt muối để uống.

Để thanh thử, giải nhiệt, ngừa ra nhiều mồ hôi vào mùa hè, bạn hãy nấu canh cho một số hạt lựu tươi. Canh này còn phòng chữa chứng đau đầu ở phụ nữ và giúp trẻ em tiêu hoá tốt.

Những người bị tiêu hoá kém, đau bụng, tiêu chảy, hãy lấy 2 - 3 quả lựu, bỏ vỏ lấy cùi với một bát rưỡi nước, sắc lấy nửa bát rồi đổ vào một ít mật ong, uống làm 2 - 3 lần trong ngày.

Nếu bị ghẻ ngứa, bạn hãy lấy vỏ quả lựu sắc để ngâm, tán bôi lên chỗ tổn thương – có thể ngâm vào rượu hoặc cồn để dùng hoặc lá lựu tươi giã nhuyễn xoa xát.

Lấy vỏ thân cây lựu hoặc vỏ quả sắc đặc ngậm nghiêng về phía răng sâu đễ chữa sâu răng.

Tuy nhiều công dụng, nhưng khi sử dụng hạt lựu bạn cần lưu ý, lựu và bưởi chùm có tương tác với một số thuốc dùng trong điều trị tăng huyết áp (nitatin). Do đó nếu dùng phải thận trọng và cần tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên khoa. Không dùng lựu cùng củ cải.

Phương Vũ

Tags:
Phụ nữ mang thai ăn nhiều có tốt không?
Thông tin u xơ tử cung, u nang buồng trứng dưới 50mm
Nhiễm trùng nguy kịch sau 1 tuần tự đắp lá cây trị vết thương tại nhà
Đau nhức xương khớp sau sinh có tự khỏi được không, điều trị thế nào?
Uống thuốc giảm đau sau khi uống rượu: Tự tay 'huỷ hoại' lá gan của mình
Nam học sinh bị chìa khóa xuyên sọ não 3cm
Chuyên gia bày cách để chị em 'hết khổ' hàng tháng nhờ một thay đổi nhỏ
Suy thận độ 1 do làm nặng - Giờ tôi hết bệnh rồi!
Phụ nữ tuổi 25 cần bổ sung những loại vitamin nào?
Vì sao phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp?
Sụt 10kg trong vòng 5 tháng, biết sự thật ai cũng ngớ người
Thai phụ 23 tuổi bị xoắn u buồng trứng hiếm gặp
Chế độ thai sản ở các nước trên thế giới: Trợ cấp cao nhưng bất ngờ nhất là Mỹ
Ăn cá bổ dưỡng nhưng tránh 4 loại có thể gây ung thư
U40 gặp dấu hiệu này chứng tỏ xương đang lão hóa nhanh, dễ mắc bệnh
Đứt gân, nhiễm trùng cổ tay sau 4 mũi tiêm khớp của 'thần y'
Bí quyết hồi sinh sau đột quỵ do huyết áp cao
Nữ sinh 15 tuổi thủng hành tá tràng do áp lực thi vào lớp 10
Nhập viện do đắp thuốc nam chữa u tuyến giáp
6 căn bệnh cha mẹ mắc con khó tránh
Xem thêm