Thứ hai, 31/03/2025 09:06     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 30/11/2021 14:15

Hai trẻ tử vong sau tiêm không liên quan đến vaccine và thực hành tiêm chủng

Theo Bộ y tế, 2 trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 15-17 tuổi, nguyên nhân liên quan đến phản ứng phản vệ độ 4, không liên quan đến chất lượng vắc xin và thực hành tiêm chủng.

Bộ Y tế cho biết, về chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi, tính đến ngày 28/11, cả nước có 34/63 tỉnh, thành phố triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi với 3,512.874 mũi tiêm. Một số tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 trên 60% cho đối tượng 12-17 tuổi như: Hà Nam, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Đà Nẵng, TP.HCM, Tiền Giang, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang…

Theo báo cáo nhanh của các tỉnh, có 10.673 (chiếm 0.3%) trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm chủng, chủ yếu là phản ứng tại chỗ, đau tại chỗ tiêm. 3 trường hợp tai biến nặng sau tiêm đã ghi nhận tại Hà Nội, Bắc Giang, trong đó có 2 trường hợp tử vong. Hội đồng chuyên môn về biến cố sau tiêm chủng xác định nguyên nhân tử vong của 2 trường hợp này liên quan đến phản ứng phản vệ độ 4, không liên quan đến chất lượng vắc xin và thực hành tiêm chủng.

tiem vaccine

Ảnh minh họa.

Với đối tượng từ 18 tuổi trở lên, Việt Nam đã thực hiện 12.24.268 mũi tiêm vắc xin Pfizer. Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, các phản ứng thông thường sau tiêm chủng được ghi nhận tương tự như khuyến cáo của nhà sản xuất, có 60 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng được báo cáo (tỷ lệ 3,4/1 triệu liều vắc xin sử dụng), hầu hết là phản ứng phản vệ độ II.

Theo ngành y tế, chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi được triển khai từ đầu tháng 11/2011. Dự kiến, chiến dịch sẽ tiêm chủng cho khoảng 9 triệu trẻ em trong độ tuổi này với dự kiến số vắc xin Pfizer sử dụng khoảng 18 triệu liều. Chiến dịch được thực hiện theo lộ trình từ lứa tuổi có đến thấp, ưu tiên tiêm trước nhóm 16 - 17 tuổi và hạ dần độ tuổi theo tiến độ cung ứng vắc xin và tình hình dịch tại địa phương.

Yêu cầu hàng đầu trong tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em là đảm bảo an toàn tiêm chủng. Các cơ sở y tế được hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em theo quy định của Bộ Y tế. Các tiêu chuẩn khám sàng lọc được xây dựng cô đọng, cập nhật các tiêu chuẩn tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em của quốc tế, với yêu cầu đảm bảo an toàn là hàng đầu, trên cơ sở mở rộng chỉ định tiêm chủng tối đa, tạo cơ hội thuận tiện nhất cho mọi trẻ em Việt Nam đều được tiếp cận với vắc xin phòng Covid-19.

Điểm nổi bật trong việc khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em là huy động sự song hành của hệ thống bệnh viện và hệ thống dự phòng, đảm bảo mỗi trẻ được tiêm vaccine được quản lý, theo dõi trong điều kiện an toàn nhất.

Những trẻ có bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính, có tình trạng dị ứng nặng hoặc phát hiện được tình trạng sức khoẻ bất thường khi đến tiêm tại các điểm tiêm ở cộng đồng sẽ được tư vấn, hướng dẫn đến khám sàng lọc để tiêm chủng và theo dõi tại các điểm tiêm chủng tại bệnh viện.

Các khuyến cáo về các phản ứng sau tiêm chủng rất cần được quan tâm trong quá trình tiêm chủng, các tình huống có thể xảy ra sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 ở trẻ em theo các mức độ khác nhau, cách xử trí, theo dõi, điều trị phù hợp nhằm đảm bảo an toàn nhất cho trẻ sau tiêm mà không ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin.

Các biến chứng tim mạch ở trẻ sau tiêm một số loại vắc xin phòng Covid-19 được phân tích kỹ lưỡng để các cán bộ y tế làm công tác tiêm chủng trên toàn quốc hiểu rõ, theo dõi, phát hiện được các biến chứng nếu có, áp dụng các biện pháp xử trí theo từng cấp độ, giúp đảm bảo am toàn cho trẻ sau tiêm. Các bệnh viện trên toàn quốc sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện trong hệ thống cũng như các điểm tiêm chủng ở cộng đồng, góp phần đảm bảo an toàn chung cho cả chiến dịch.

Bộ Y tế, chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia kêu gọi và mong muốn nhận được sự ủng hộ, tin tưởng và chủ động tham gia của các bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ, phối hợp cùng ngành y tế, nhà trường để con em mình có cơ hội được tiêm vắc xin phòng Covid-19 an toàn, đủ liều.

"Mỗi em từ 12-17 tuổi được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 an toàn, đủ liều sẽ góp phần tạo miễn dịch cộng đồng vững mạnh, cùng cả nước thích ứng an toàn, linh hoạt với điều kiện bình thường mới", Bộ nhấn mạnh.

T. Linh  
Loại bỏ khối u xơ tử cung nặng 3,4kg cho sản phụ 42 tuổi
MSD đồng hành cùng Bộ Y tế khởi động chiến dịch “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV”
Mưa rét ở miền Bắc kéo dài đến bao giờ?
Động đất có bao nhiêu cấp độ, được tính như thế nào?
Xe chở học sinh tiểu học lật trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 29/3/2025
Vì sao động đất gây đổ nhà, làm gì để được an toàn?
Tết Thanh minh 2025 vào ngày nào, mâm cúng cần chuẩn bị những gì?
TP. Thanh Hóa đề xuất đặt tên đường Hồ Quý Ly
Cháu bé 13 tuổi mắc nghẹn xúc xích do thói quen nói chuyện khi ăn
Trên 72% trẻ em tại Hải Phòng được tiêm vắc-xin sởi
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 28/3/2025
Quảng Ninh triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin sởi tại các địa phương
Bị phạt 7,5 triệu đồng do đăng tin giả về đại biểu Quốc hội
Nghệ An: Nữ sinh lớp 11 bị học sinh cùng trường đánh dập sụn mũi
Xử lý người chồng đánh vợ con trong bữa cơm
Quy định mới về việc mang pin lithium lên máy bay
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 27/3/2025
Tết Hàn thực có phải Tết Thanh minh không, năm nay vào ngày nào?
Đau dữ dội, sốt cao do xương gà đâm thủng ruột non
Xem thêm