Thứ hai, 29/04/2024 05:50
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 21/10/2021 19:00

Điều gì xảy ra với cơ thể khi uống đúng lượng nước mỗi ngày?

Không phải cứ uống nhiều nước là tốt, uống ít hay nhiều quá với lượng thật sự cần của cơ thể đều không tốt cho sức khoẻ. Uống đủ lượng nước mỗi ngày giúp cơ thể cải thiện rõ rệt.

Cơ thể chúng ta bao gồm hơn 60% là nước, tất cả các cơ quan cũng được tạo ra từ nước. Phổi chứa khoảng 85% nước, cơ và thận chứa 79% nước, não và tim 73%, xương chứa 32% nước. Uống đúng lượng nước có thể giúp cải thiện nhu động ruột đều đặn, giảm chứng đau nửa đầu và thậm chí có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh khác.

Các khớp được bôi trơn tốt hơn

Sụn được tìm thấy trong đĩa đệm của cột sống và khớp giúp chuyển động của xương chống lại xương trơn tru hơn được tạo thành từ 80% là nước. Đó là lý do tại sao không uống đủ nước có thể làm giảm khả năng hấp thụ sốc của khớp dẫn đến đau khớp.

Ngoài ra, uống một lượng vừa đủ nước mỗi ngày có thể giúp cơ thể thải độc tố, cải thiện bệnh gout.

uong du nuoc Giadinhonline (7)

Ảnh minh họa.

Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu và sỏi thận

Thận chịu trách nhiệm về việc loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. Vì vậy, nếu bạn không uống đủ nước, chất thải đó, cùng với axit, có thể tích tụ và gây tắc nghẽn thận với một loại protein gọi là myoglobin. Ngoài ra, sỏi thận và nhiễm trùng đường tiết niệu đều có thể do mất nước.

uong du nuoc Giadinhonline (4)

Ảnh minh họa.

Tâm trạng, trí nhớ và sự tập trung được cải thiện

Mức độ hydrat hóa có tác động lớn đến não của chúng ta. Ngay cả tình trạng mất nước nhẹ, chẳng hạn như uống ít hơn một nửa lượng nước cần thiết mỗi ngày, cũng có thể làm suy giảm một số khía cạnh của chức năng não.

Theo một nghiên cứu, mất 1,4% chất lỏng ở phụ nữ có thể làm giảm khả năng tập trung và tâm trạng, thậm chí làm tăng tần suất đau đầu. Mặt khác, ở nam giới, mất 1,6% chất lỏng có thể gây hại cho trí nhớ và có thể gây ra mệt mỏi và lo lắng.

uong du nuoc Giadinhonline (1)

Ảnh minh họa.

Tim hoạt động tốt hơn

Khi bạn uống một lượng nước phù hợp, tim sẽ không phải làm việc nhiều như khi bạn không uống nước. Mất nước nhẹ có thể dẫn đến giảm lượng máu trong cơ thể, đồng thời có thể làm tăng nhịp tim và hạ huyết áp, khiến cơ thể có nguy cơ bị sốc.

uong du nuoc Giadinhonline (5)

Ảnh minh họa.

Ít đau đầu hơn

Một nghiên cứu được thực hiện trên 102 người đàn ông cho thấy rằng tiêu thụ thêm 1,5 lít nước mỗi ngày dẫn đến sự cải thiện trong thang điểm MSQOL (Migraine-Specific Quality of Life), một hệ thống tính điểm của các triệu chứng đau nửa đầu.

47% số người được hỏi uống nhiều nước hơn cho biết chứng đau đầu được cải thiện đáng kể, trong khi chỉ 25% số người được hỏi trong nhóm đối chứng được cải thiện.

uong du nuoc Giadinhonline (2)

Ảnh minh họa.

Đi vệ sinh thường xuyên hơn

Tăng lượng chất lỏng có thể giúp giảm và ngăn ngừa táo bón. Trong trường hợp này, nước khoáng có thể đặc biệt có lợi vì natri và magiê trong nó có thể cải thiện tần suất chuyển động của ruột.

Cách tính lượng nước cần uống mỗi ngày

Tính lượng nước mà cơ thể cần uống mỗi ngày (US News & World Report đã đưa ra) theo quy tắc ngón tay cái:

Cân nặng (kg) x 2 x 0,5 = Lượng nước cơ thể cần (oz)

1oz = 0,03l

Ví dụ: bạn nặng 50 kg thì bạn cần uống: 50 x 2 x 0,5 = 50oz = 50 x 0,03= 1,5 lít nước.

-> Điều gì xảy ra khi tắm 2 lần mỗi ngày?

T. Linh (Theo Brightside)  
Ngủ bên chồng, mơ “làm chuyện ấy'... với kẻ lạ
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Xem thêm