Dấu hiệu nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ
Hẹp bao quy đầu là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ em khiến cho các bậc phụ huynh hoang mang khi không biết phải làm gì để khắc phục tình trạng này cho con.
Bệnh hẹp bao quy đầu là gì?
Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu phủ trên dương vật không thể kéo tuột xuống được ngay cả khi dương vật cương cứng. Một số liệu thống kê cho biết có hơn 90% bé trai khi sinh ra bị hẹp bao quy đầu. Khi trẻ lớn lên quy đầu sẽ tự tuột ra nhưng cũng có trường hợp phải phẫu thuật để cắt 1 phần hoặc toàn bộ bao quy đầu.
Hình ảnh hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ (Nguồn GĐ&XH)
Có hai dạng hẹp bao quy đầu:
Hẹp bao quy đầu sinh lý: Đa số các bé trai hẹp bao quy đầu sinh lý, nó là tình trạng bao quy đầu dính với quy đầu một cách tự nhiên nhằm bảo vệ quy đầu và lỗ tiểu của trẻ lúc mới sinh.
Hẹp bao quy đầu bệnh lý: Bao quy đầu bị dính sau khi bị viêm nhiễm gây sẹo xơ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hẹp bao quy đầu
Trẻ bị hẹp bao quy đầu thường có những biểu hiện như sau:
- Tiểu khó, tiểu phải rặn làm phồng bao quy đầu, tia tiểu bắn xa.
- Quấy khóc và đỏ mặt vì rặn mỗi khi đi tiểu ở những trẻ nhỏ.
- Bao quy đầu của trẻ thường xuyên tấy đỏ và ngứa ngáy.
- Tiểu ra nước tiểu rất đục và hôi.
- Trẻ có thói quen hay vọc bộ phận sinh dục của mình.
- Lỗ niệu đạo của trẻ rất khó quan sát.
Cần làm gì khi trẻ bị hẹp bao quy đầu
Không cần chữa hẹp bao quy đầu khi trẻ còn quá nhỏ, một nghiên cứu chung cho thấy, tỉ lệ bé trai hẹp bao quy đầu giảm dần theo lứa tuổi. Nếu ở độ tuổi sơ sinh, tỉ lệ hẹp bao quy đầu lên tới 96% thì khi 1 tuổi, 3 tuổi chỉ còn 50% và 10%. Đến 17 tuổi, tỉ lệ này chỉ còn 1%. Theo đó, khi mới sinh, đa số trẻ bị hẹp bao quy đầu sinh lý, nhưng cùng với thời gian, bao quy đầu sẽ tách khỏi quy đầu mà trong nhiều trường hợp là không cần can thiệp.
Tuy nhiên, bố mẹ cần phải theo dõi dấu hiệu của bệnh để có cách vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bởi nếu việc vệ sinh bộ phận sinh dục kém có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như viêm bao quy đầu, viêm niệu đạo, ảnh hưởng tới quá trình phát triển của dương vật.
Hẹp bao qua đầu chi nên can thiệp khi trẻ bị viêm và có vấn đề khi đi tiểu như: tiểu khó, đi tiểu phải dặn, có hiện tượng phồng bao quy đầu khi đi tiểu, tia đái lệch, vẹo. Nếu thấy tia nước tiểu của trẻ không bình thường hoặc dương vật trẻ bị sưng tấy, bố mẹ nên cho con đi khám ngay để nhận sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Cách vệ sinh bao quy đầu đúng cách cho trẻ
Vệ sinh bao quy đầu nói chung là không phức tạp, nhưng đòi hỏi phải được chăm sóc một cách cơ bản, nó sẽ cần làm sạch bên dưới bao quy đầu khi bạn tắm, nhẹ nhàng rút lại bao quy đầu và rửa sạch bằng nước ấm mỗi khi bạn tắm. Không được tìm cách rửa đầu dương vật bằng tăm bông, xối nước mạnh hoặc dùng thuốc diệt khuẩn. Chỉ cần dùng nước sạch và xà phòng để rửa bên ngoài là đủ.
Để phòng tránh hẹp bao quy đầu ở trẻ, bố mẹ có thể thực hiện nong nhẹ bao quy đầu bằng tay về phía gốc dương vật mỗi ngày và dần dần thường làm khi trẻ đang tắm trong chậu nước hoặc sau khi tắm cho trẻ nằm ngửa trên giường.
->5 thói quen khi ngủ của trẻ cảnh báo dấu hiệu bệnh tật, mẹ chớ xem nhẹ
Xem thêm: Cách massage giúp bé ngủ ngon