Dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu phải ‘nằm lòng’
Gần đến ngày chuyển dạ, nhất là ở lần sinh đầu, nhiều cặp vợ chồng rất lo lắng bởi không nắm được dấu hiệu chuyển dạ, và các thao tác trước khi đưa bà bầu vào viện.
Chị Lê Hạnh (Cầu Giấy – Hà Nội) chia sẻ: “Mình đang mang thai tháng thứ 8, vì là lần sinh đầu nên mình rất lo lắng vì chưa có kinh nghiệm. Nhỡ khi đang ở nhà một mình mà chuyển dạ thì mình sẽ không biết làm thế nào.”
Theo các sách y học, quá trình sinh con gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là khi cổ tử cung (là vùng cơ giữa tử cung và âm đạo) giãn rộng ra. Giai đoạn thứ hai (đẻ) bắt đầu khi đứa trẻ được đẩy ra khỏi tử cung, đi qua cổ tử cung, qua âm đạo và ra ngoài. Trong giai đoạn cuối, nhau thai được đưa ra ngoài.
Tuy nhiên, không phải thai phụ nào cũng có những dấu hiệu chuyển dạ như nhau. Mỗi người sẽ có những trải nghiệm riêng. Các chuyên gia đã rút ra một số quy tắc chung của quá trình chuyển dạ như sau:
Dấu hiệu trước đó 2 tuần
Trên trang Eva đã chia sẻ một số dấu hiệu chuyển dạ trước đó 2 tuần:
Giảm cân
Những tháng cuối thai kỳ, một số mẹ bầu sẽ giữ nguyên cân nặng. Tuy nhiên càng gần đến ngày sinh thì có hiện tượng giảm cân từ 1-1,4 kg. Đây cũng là chuyện bình thường không có gì đáng lo.
Dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu phải ‘nằm lòng’
Bị tiêu chảy nhẹ
Nếu bạn ăn uống đảm bảo hợp vệ sinh nhưng vẫn gặp phải hiện tượng tiêu chảy nhẹ khi gần ngày sinh thì hãy coi đây chỉ là một dấu hiệu chuyển dạ thôi nhé!Hệ đường ruột đang tư sục rửa cho chính mình để chuẩn bị cho cuộc sinh thôi mà.
Đau lưng dưới
Một số phụ nữ bảo rằng họ cảm thấy những cơn đau âm ỉ ở phần sau lưng khiến họ cảm khó ở và bồn chồn.
Nhiều chị em có triệu chứng hệt như trước kì kinh nguyệt trước khi bước vào kì sinh, cảm thấy khó ở, đau đầu, mệt mỏi. Một số người có thể bị tiêu chảy trong giai đoạn này.
Dịch nhầy âm đạo
Trong suốt thai kỳ, cổ tử cung được chặn lại bởi một lớp dịch nhầy âm đạo. Khi cổ tử cung bắtđầu mềm và dãn rộng ra, lớp dịch này có thể chảy ra ngoài. Dịch nhầy có thể xuất hiện khoảng 1 tuần trước khi sản phụ sinh, hoặc chỉ chảy ra ngay trong lúc sinh nở. Dịch nhầy thường có màu đỏ tươi, hoặc màu máu nâu.
Khi chuyển dạ
Không có gì phải lo lắng trừ khi bạn ra máu nhiều đến mức phải đóng băng vệ sinh thì mới cần đến ngay bệnh viện
Ra dịch nhớt hồng
Một buổi sáng thức giấc bình thường và bạn nhận thấy có nhớt hồng ở đáy quần lót, dân gian hay gọi “hồng hồng máu cá” thì đây chính là dấu hiệu cho thấy ngày sinh của bạn đã cận kề. Không có gì phải lo lắng trừ khi bạn ra máu nhiều đến mức phải đóng băng vệ sinh thì mới cần đến ngay bệnh viện.
Muốn đi tiểu
Tuy nhiên, thai nhi sẽ ép vào bàng quang làm cho thai phụ cảm thấy muốn đi tiểu nhiều hơn bao giờ hết. Áp lực tăng lên trên các mạch máu dẫn đến chân mẹ sẽ bị tê, mỏi, phù đầu gối và mắt cá chân. Hãy giữ chân của bạn càng cao càng tốt và nghiêng người về phía bên trái để giúp giảm phù bàn chân.
Những cơn gò
Vài tuần trước khi sinh nở, tử cung sẽ bắt đầu luyện tập cho hành trình sắp tới bằng việc bắt đầu những cơn gò nhỏ ở tử cung, diễn ra trong khoảng 30 giây và lặp lại một cách ngẫu nhiên khiến bạn đôi khi không nhận ra. Chúng gây ra những cơn đau ngắn và bạn có thể cảm thấy như bị thắt chặt ở vùng bụng một lúc.
Bạn có thể bị thấy đau đến mức không ngủ được vì những cơn gò. Đây là lúc để bạn thực hiện các kĩ thuật thả lỏng như đã được hướng dẫn trong lớp học tiền sản để chuẩn bị cho việc sinh nở sắp tới.
Càng gần đến ngày sinh, các cơn gò càng diễn ra nhiều và mạnh hơn đến nỗi, bạn có thể tự hỏi có phải đây là lúc “đó”.
Dấu hiệu chuyển dạ mẹ phải chú ý
Triệu chứng này được gọi là “sinh giả” nhiều thai phụ đã nhầm và vội đến bệnh viện vào giữa đêm vì lo sắp chuyển dạ. Sau đó, họ lại phải về nhà để tiếp tục chờ đợi đến ngày sinh thật.
Lúc nào mới đi bệnh viện?
Theo trang Eva, việc khởi phát chuyển dạ và hạ sinh em bé không phải xuất hiện cùng một lúc vì vậy mẹ bầu nên bình tĩnh để thu xếp đồ dùng, thông báo cho người thân và di chuyển đến bệnh viện một cách an toàn.
Tuy nhiên, nếu bạn đã có những dấu hiệu đặc biệt sau thì cần vào viện ngay, càng sớm càng tốt:
- Các cơn đau xuất hiện cách nhau dưới 5 phút. Muốn biết điều này, khi các cơn đau bắt đầu bạn cần nên đo thời gian từ lúc bắt đầu cơn gò này đến lúc bắt đầu cơn gò tiếp theo.
- Bạn thấy vỡ ối hoặc ra máu tươi.
- Bạn cần sự giúp đỡ của chuyên gia y tế để chống chọi với những cơn đau.
An Nguyên (Tổng hợp)