Thứ sáu, 01/11/2024 06:36     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 09/02/2017 08:54

Củ tỏi – Gia vị quý của mọi nhà

Tỏi là một loại gia vị không thể thiếu trong mỗi gian bếp. Tỏi dùng để dậy mùi thơm trong các món chiên xào, để chén nước mắm chấm thêm đậm đà mùi hương và vị cay nồng đặc trưng. Không chỉ được dùng như một món gia vị, tỏi còn là một vị thuốc quý trong dân gian.

Để chọn được củ tỏi ngon, trước hết phải chọn củ tươi, không mọc mầm lá hoặc mọc rễ, không bị dập nát, héo. Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng. Tỏi thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đầy bụng, chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng do lạnh, phù thũng, tiêu chảy, bệnh lỵ, sốt rét, ho gà, mụn nhọt, đỉnh độc, viêm loét lâu liền, rụng tóc, nấm tóc, rắn cắn…

cu-toi-–-gia-vi-quy-cua-moi-nha-giadinhonline.vn 1

Tỏi là gia vị có nhiều giá trị về ngăn ngừa bệnh về ung thư và tim mạch

Ngoài ra, tỏi còn được đánh giá là vị thuốc dùng để ngăn ngừa ung thư và các chứng bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường…. hiệu quả. Cách chế biến tỏi khá đa dạng, có thể dùng để chế biến cùng rau, thịt trong bữa ăn hàng hàng, dùng để ăn tươi, ngâm dấm, đường hoặc pha trà.

Bạn có thể tham khảo một số cách chế biến tỏi để sử dụng:

Tỏi tươi: là dạng dễ dùng nhất, có thể ăn sống hoặc dầm vào nước chấm. Tỏi sống giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng. Mỗi ngày nên ăn khoảng 2 tép tỏi. Tuy nhiên, ăn nhiều quá không có lợi vì dạ dày sẽ dễ bị kích thích và chất axilin có trong tỏi có thể gây ra chứng tan máu. Mỗi ngày ăn khoảng 10g tỏi tươi sẽ rất tốt cho sức khỏe.

cu-toi-–-gia-vi-quy-cua-moi-nha-giadinhonline.vn 2

Tỏi ngâm: có thể ngâm dấm hoặc ngâm đường. Trong môi trường axit, tác dụng của tỏi tăng gấp 4 lần nên dùng tỏi ngâm dấm là rất tốt. Cách chế biến: lấy 50 g tỏi tươi bóc vỏ rồi ngâm với 100 ml giấm gạo, có thể dùng được sau khoảng 10 đến 30 ngày.

cu-toi-–-gia-vi-quy-cua-moi-nha-giadinhonline.vn 3

Tỏi ngâm

Tỏi ngâm đường: lấy 50g tỏi đem ngâm nước trong 7 ngày, mỗi ngày thay nước một lần, sau đó bóc bỏ vỏ rồi ngâm với muối một lúc cho chảy hết nước. Hòa 800g đường trắng trong một cái liễn miệng nhỏ với lượng nước chín vừa đủ, đổ tỏi vào ngâm trong 1 tháng là có thể ăn được. Tỏi ngâm đường có vị mặn ngọt, mùi thơm vị bùi bùi dễ ăn.

Rượu tỏi: Có nhiều cách chế rượu tỏi.

- Lấy 25g tỏi bóc vỏ, giã nát rồi đem ngâm với 100 ml rượu trắng, bịt kín miệng bình, để chỗ thoáng mát, sau 7 ngày là có thể dùng được, mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 25-30 ml.

cu-toi-–-gia-vi-quy-cua-moi-nha-giadinhonline.vn 4

Rượu tỏi

- Xếp tỏi bài bình thủy tinh xen kẽ với từng lớp đường phèn đã đập vụn, rót rượu trắng vào cho ngập tỏi. Bịt kín miệng bình, để chỗ râm mát, sau 30 ngày là có thể dùng được, để càng lâu càng tốt, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 25ml.

Trà tỏi: có thể chế biến theo 2 cách.

- Tỏi 15 g, sơn tra 30 g, thảo quyết minh 10 g. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, thái mỏng rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín cùng với sơn tra và thảo quyết minh, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: hạ mỡ máu, chống béo phì, tiêu thực tích.

cu-toi-–-gia-vi-quy-cua-moi-nha-giadinhonline.vn 5

- Tỏi vỏ tím 10 g, kim ngân hoa 6 g, trà xanh 3 g, cam thảo 2 g. Tỏi bóc vỏ, giã nát rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín cùng với kim ngân hoa, trà xanh và cam thảo, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp.

Món ăn bài thuốc từ củ tỏi

Chim bồ câu hầm tỏi: Tỏi 30g, chim bồ câu 1 con. Chim bồ câu làm thịt, bỏ lông và nội tạng, rửa sạch cho vào bát cùng với tỏi đã bóc vỏ, cho đủ gia vị vừa ăn, chế thêm một chút rượu vang và nước trắng rồi đem hấp cách thủy, ăn nóng. Công dụng: bổ khí dưỡng huyết, ích tủy sinh tinh.

Thịt dê hầm tỏi: Tỏi 50g, thịt dê nạc 250g. Thịt dê rửa sạch, thái miếng, ướp gia vị, tỏi bóc vỏ đập giập. Cho dầu thực vật vào chảo đun cho nóng già, bỏ thịt dê vào xào chín tái, bỏ tỏi và các gia vị vừa đủ đun thêm một lát là được, ăn nóng. Công dụng: ôn thận tráng dương, bổ khí sinh tinh.

Yêm ba ba nấu canh tỏi: Tỏi 30g, thịt yếm ba ba 250g. Thịt yếm ba ba rửa sạch, cắt thành miếng bỏ vào đun sôi vài lần, vớt ra rồi đem rán qua, tỏi bóc bỏ vỏ, cho vào chảo rán qua cho có màu vàng non, tiếp đó cho thịt ba ba vào xào, chế thêm các gia vị như gừng, hành, muối, đường, một chút rượu và nước vừa đủ, dùng lửa nhỏ ninh trong 30 phút là được. Công dụng: tư âm bổ thận.

Dạ dày lợn om tỏi: Tỏi 100 g, dạ dày lợn 1 cái, sa nhân 3 g. Dạ dày lợn rửa sạch, cho sa nhân và tỏi đã bóc vỏ vào trong, lấy chỉ khâu lại, cho vào nồi, chế thêm rượu, muối và nước lượng vừa đủ rồi hầm cho đến khi chín nhừ là được, cho thêm một chút mì chính, ăn nóng. Công dụng: bổ hư nhược, kiện tỳ vị.

Những điều cần lưu ý khi dùng tỏi tươi và chế phẩm tỏi

- Không ăn cả tép tỏi nguyên, vừa khó ăn, cơ thể mất nhiều thời gian để tiêu hóa cả tép tỏi

- Không ăn tỏi lúc bụng đói, có thể kích thích niêm mạc dạ dày, ợ nóng hoặc bị viêm thực quản.

- Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên, kiêm tục trong thời gian dài, dùng tỏi tối đa không quá 15g/ngày.

- Không đắp tỏi lên da lâu quá 10 phút, có thể bị bỏng rát.

- Những người bị dị ứng với tỏi không được đắp tỏi lên da để chữa bệnh.

- Muốn khử hết mùi tỏi sau khi dùng, có thể dùng lá hung bạc hà, nước chè tươi hoặc nước chè búp đặc, súc miệng hoặc rửa tay rửa da chỗ đắp tỏi.

→ Bệnh viêm gan, viêm túi mật dễ phát triển thành ung thư

Ngọc Thu

Tags:
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Cách chữa thủy đậu ở người lớn nhanh khỏi, giảm biến chứng
Gián đất chui vào tai do thói quen trải đệm ngủ sàn nhà
Đột tử sau 1 tuần đau vai: Bác sĩ cảnh báo 4 chỗ đau không nên xem nhẹ
Suy tim độ 3 không đáng lo nếu có các cách này
Vì sao gen Z chưa già đã đau lưng, mỏi gối, tê tay?
Đứng hay ngồi tốt hơn cho sức khỏe?
Tổng hợp các phương pháp giảm axit uric hiệu quả
Tự khám tại nhà là cách đơn giản nhất để tầm soát ung thư vú
Sốc nhiệt khi hoạt động thể thao: Bác sĩ chỉ dấu hiệu nhận biết và cảnh báo nguy hiểm
Lưu ý nếu dùng thuốc sổ mũi cho trẻ khi giao mùa
Nhiều chị em e ngại khi khám sàng lọc, đến bệnh viện đã quá muộn
Ung thư vú có tỷ lệ chữa khỏi lên đến 90%, không nên đợi có triệu chứng mới đi khám
Toạ đàm: Tầm soát ung thư vú, biết sớm để chữa lành
Gia đình Việt Nam toạ đàm: 'Tầm soát ung thư vú, biết sớm để chữa lành'
Vì sao đàn ông ít khi ốm nhưng thường nặng hơn phụ nữ?
Phòng khám ĐKY học Quốc tế nâng cao chất lượng điều trị với nhiều phương pháp tiên tiến
Hiểu về hạt xơ dây thanh và cách cải thiện hiệu quả
Rộ trào lưu “bắt pen”: Bác sĩ bức xúc cảnh báo hệ lụy khó lường
Run tay khi hồi hộp, căng thẳng phải làm sao?
Xem thêm