Thứ ba, 29/10/2024 03:48     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 22/10/2024 05:00

Tự khám tại nhà là cách đơn giản nhất để tầm soát ung thư vú

Tự khám vú là một phương pháp quan trọng giúp phụ nữ nhận biết sớm các thay đổi bất thường trên tuyến vú, từ đó có thể kịp thời thăm khám và điều trị, giúp chị em phòng ngừa biến chứng và nâng cao chất lượng sống.

Tự khám vú tại nhà giúp phát hiện sớm ung thư

Ung thư vú là tình trạng phát triển bất thường của các tế bào trong mô vú. Các tế bào ung thư này có thể phân chia và phát triển không kiểm soát, tạo thành khối u hoặc lan rộng sang các bộ phận khác của cơ thể.

Đây là căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, chiếm tỷ lệ cao trong các ca tử vong do ung thư. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm có thể giúp điều trị hiệu quả và nâng cao tỷ lệ sống sót. Trong đó, tìm hiểu cách tự khám vú tại nhà là phương pháp đơn giản, hiệu quả mà mỗi phụ nữ nên thực hiện thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Chia sẻ tại chương trình tọa đàm trực tuyến chủ đề: "Tầm soát ung thư vú, biết sớm để chữa lành" do Gia đình Việt Nam phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Hà Nội tổ chức, Bác sĩ sản phụ khoa Nguyễn Thị Phượng - Bệnh viện Đa khoa Hà Nội cho biết, phụ nữ hoàn toàn có thể tự kiểm tra vú hàng ngày để sàng lọc, phát hiện sớm ung thư vú tại nhà.

Các chuyên gia y tế chia sẻ tại tòa đàm "Tầm soát ung thư vú, biết sớm để chữa lành" 

"Việc phụ nữ tự khám vú tại nhà là cách đơn giản nhất để tầm soát ung thư. Khi phát hiện những bất thường trên cơ thể như xuất hiện khối u ở vú, gần xung quanh vú hoặc dưới nách; dịch từ núm vú, đặc biệt dịch có máu; vết lõm da vú hoặc dày da vú; đau nhức vùng vú hoặc núm vú; biểu hiện tụt núm vú..., phụ nữ cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị nếu có vấn đề", bác sĩ Phượng chia sẻ.

Việc phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm giúp tỷ lệ chữa khỏi lên đến 90%, đồng thời, người bệnh có thể sống thêm trên 5 năm hoặc dài hơn.

Tự khám vú tại nhà cần nhưng chưa đủ

Việc phụ nữ duy trì thói quen thường xuyên tự kiểm tra vú tại nhà để phát hiện sớm những vấn đề bất thường ở bầu ngực, dưới cánh tay là vô cùng cần thiết.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Thị Phượng, tự khám vú tại nhà chỉ là bước đầu trong quá trình tầm soát ung thư vú. Ngay cả khi không phát hiện bất thường như khối u hay đau nhức ở vùng ngực, phụ nữ cũng không nên chủ quan, tự kết luận cơ thể mình khỏe mạnh, không có vấn đề tiềm ẩn. Trên thực tế, có những khối u nhỏ nằm sâu khó phát hiện bằng phương pháp tự khám thông thường nên chị em phụ nữ vẫn cần đi tầm soát ung thư vú định kỳ tại bệnh viện.

"Có nhiều trường hợp khi tự kiểm tra vú tại nhà không sờ thấy khối u nhưng khi đến bệnh viện chụp X-quang mới phát hiện ra khối nghi ngờ và sinh thiết ra ung thư vú. Đây thường là những trường hợp phát hiện ở giai đoạn sớm như giai đoạn 0, giai đoạn 1, khối u kích thước dưới 2cm, mô vú đặc, lớn nên khó phát hiện hơn", bác sĩ Phượng cho biết.

Việc tự khám vú mặc dù không thể xác định chính xác nguy cơ ung thư vú (Ảnh: BVCC)

Thậm chí, trong một số trường hợp, việc chụp X-quang thông thường cũng chưa thể phát hiện chính xác sự xuất hiện của khối u. Chia sẻ thêm về vấn đề này, Ths. BS CKII Đỗ Đức Linh - Khoa chẩn đoán hình ảnh và điện quang can thiệp - Bệnh viện Đa khoa Hà Nội nhận định: "Hiện nay, trong cộng đồng, tỷ lệ phụ nữ có mô vú đặc thuộc Tuyp D lên tới 30%. Những trường hợp này khi sử dụng phương pháp chụp X-quang hay siêu âm 2D thông thường sẽ gặp hạn chế trong việc phát hiện những tổn thương ở tuyến vú hoặc các vi vôi hóa.

Khi đó, các bác sĩ phải thực hiện siêu âm 3D hoặc chụp cộng hưởng từ mới có thể phát hiện sớm những biến đổi về cấu trúc và các nhân tuyến vú ở những người có mô vú đặc".

Do đó, việc tự khám vú chỉ nên là bước đầu có tính tham khảo để phát hiện những bất thường ở tuyến vú nhưng không thể xác định chính xác nguy cơ ung thư vú. Vì vậy, phụ nữ vẫn cần đi tầm soát ung thư vú định kỳ 6 tháng - 1 năm tại các cơ sở y tế.

Phương Anh  
Đột tử sau 1 tuần đau vai: Bác sĩ cảnh báo 4 chỗ đau không nên xem nhẹ
Suy tim độ 3 không đáng lo nếu có các cách này
Vì sao gen Z chưa già đã đau lưng, mỏi gối, tê tay?
Đứng hay ngồi tốt hơn cho sức khỏe?
Tổng hợp các phương pháp giảm axit uric hiệu quả
Tự khám tại nhà là cách đơn giản nhất để tầm soát ung thư vú
Sốc nhiệt khi hoạt động thể thao: Bác sĩ chỉ dấu hiệu nhận biết và cảnh báo nguy hiểm
Lưu ý nếu dùng thuốc sổ mũi cho trẻ khi giao mùa
Nhiều chị em e ngại khi khám sàng lọc, đến bệnh viện đã quá muộn
Ung thư vú có tỷ lệ chữa khỏi lên đến 90%, không nên đợi có triệu chứng mới đi khám
Toạ đàm: Tầm soát ung thư vú, biết sớm để chữa lành
Gia đình Việt Nam toạ đàm: 'Tầm soát ung thư vú, biết sớm để chữa lành'
Vì sao đàn ông ít khi ốm nhưng thường nặng hơn phụ nữ?
Phòng khám ĐKY học Quốc tế nâng cao chất lượng điều trị với nhiều phương pháp tiên tiến
Hiểu về hạt xơ dây thanh và cách cải thiện hiệu quả
Rộ trào lưu “bắt pen”: Bác sĩ bức xúc cảnh báo hệ lụy khó lường
Run tay khi hồi hộp, căng thẳng phải làm sao?
Mắc uốn ván nguy kịch do chủ quan vết xước đơn giản ở tay chân
Cách đưa suy thận độ 2 về bình thường của ông Ba
Đau tim, đột quỵ do... lười đánh răng
Xem thêm