Thứ sáu, 01/11/2024 08:20     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 20/01/2017 19:05

Những bài thuốc chữa bệnh thiếu máu cực đơn giản mà hữu hiệu

Thường thiếu máu do dinh dưỡng không đầy đủ, do mất máu và do cơ thể suy nhược tạo máu không đủ…

Triệu chứng biểu hiện của thiếu máu là nóng đầu, hoa mắt, ù tai, sắc mặt xanh xao, tim đập nhanh, ngủ không yên, mệt mỏi rã rời, móng tay lõm xuống dễ bị nứt nẻ, khó tập trung khi làm việc, học tập, ăn không ngon, kinh nguyệt thất thường…

nhung-bai-thuoc-chua-benh-thieu-mau-cuc-don-gian-ma-huu-hieu-giadinhonline.vn 1

Đông y cho rằng, điều trị thiếu máu vừa phải tăng cường dinh dưỡng và bổ máu cần phải bắt đầu từ bổ thận, vì tinh hoa trong thận được biến thành máu (Ảnh minh họa)

Tăng cường dinh dưỡng không phải chỉ riêng những loại thực phẩm bổ máu như trứng, thịt, cá. Nếu thiếu vitamin C và các chất diệp lục cũng sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp thu chất sắt. Vì vậy không thể thiếu được các loại hoa quả và rau tươi có màu sắc. Những loại thực phẩm có ích cho việc điều trị bệnh thiếu máu là: quýt, cam, táo chua, đào, cà, hồng táo, nhãn, vừng, đậu vàng, đậu đen, rau cần, hạnh đào, nho, sữa ong chúa, mộc nhĩ đen…

Bài thuốc từ trứng gà

Trứng gà là một trong các loại thực phẩm bổ máu tốt nhất nếu biết phối hợp với các vị thuốc như dưới đây:

Canh trứng với táo tàu, kỷ tử: Dùng 2 quả trứng gà, 10 quả táo tàu, 15g câu kỷ tử. Tất cả đem nấu canh để dùng. Món này thích hợp với người thiếu máu suy nhược, mất ngủ, bồn chồn, sức khỏe kém.

Trứng gà với hà thủ ô: Hà thủ ô 30g, 2 quả trứng gà (luộc chín). Cho cả hai vào nồi nước nấu, ăn trứng, dùng nước canh. Món này có tác dụng điều trị thiếu máu; chứng tóc bạc sớm, rụng quá nhiều; chưa già đã yếu sức; di tinh; bạch đới, huyết hư; đại tiện bí, đầu váng; cơ thể suy yếu.

Trứng gà với xuyên khung: Trứng gà 2 quả (luộc chín), xuyên khung 40g, cùng cho vào nồi nước nấu chín, ăn trứng, dùng nước canh. Món này có tác dụng dưỡng huyết, giúp máu lưu thông tốt, ích khí, điều hòa kinh nguyệt, hoặc thống kinh, hoa mắt, đầu váng.

Trứng gà với ích mẫu thảo: Trứng gà 2 quả (luộc chín), ích mẫu 30g, cùng cho vào nồi nước nấu chín, ăn trứng, dùng nước canh. Món này có công hiệu bổ huyết, hoạt huyết trừ ứ huyết, điều kinh, sau khi sinh ra nhiều máu, xuất huyết tử cung, thống kinh.

Trứng gà với ngải cứu : Trứng 2 quả, lá ngải cứu 12g, cho vào nấu canh ăn, có tác dụng với phụ nữ trụy thai, đẻ non bị thiếu máu.

Bài thuốc y học cổ truyền điều trị bệnh thiếu máu

Bài 1: Thịt dê 250g, đương quy 15g, sinh địa hoàng 15g, gừng 10g, nước tương, muối, đường vừa đủ. Thịt dê rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi trộn đều với các vị trên, thêm nước xâm xấp, đun sôi sau đó đun nhỏ lửa hầm nhừ là dùng được. Ngày ăn 1 lần với cơm. Dùng 5 - 7 ngày là một liệu trình. Công dụng: bổ khí huyết, tăng thể lực, dùng rất tốt cho người bệnh thiếu máu, gầy yếu, mệt mỏi.

Bài 2: Gà mái 1 con, gạo tẻ 100g. Mổ gà rửa sạch, hầm lấy nước cốt. Nấu cháo gạo bằng nước cốt gà, nấu to lửa cho sôi kỹ, rồi để nhỏ lửa cho nhừ nhuyễn. Cách dùng: Ngày ăn hai bữa sáng tối, ăn nóng. Dùng 3 - 5 ngày. Công dụng: bổ khí huyết, dùng cho các trường hợp suy nhược thiếu máu.

Bài 3: Tiết canh lợn 500g, rửa sạch, thái miếng vuông; 100g cá diếc bỏ vẩy, bỏ nội tạng, rửa sạch, khía cạnh; gạo 100g, hạt tiêu trắng một ít, nấu lên thành cháo, không nên cho muối. Ăn thường xuyên sẽ trị được thiếu máu, đau đầu.

Bài 4: Mộc nhĩ đen 30g, táo tàu 30 quả, đường đỏ vừa đủ. Mộc nhĩ ngâm nước 30 phút, cùng cho vào nồi với táo tàu, nấu nhừ rồi cho đường vào quấy đều là được. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liên tục 10 ngày.

Bài 5: Quả dâu chín ngâm với đường (hoặc mật ong), pha nước uống vào buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng thường xuyên tốt cho người bệnh thiếu máu, mất ngủ.

Bài 6: Chim cút 2 con, hoàng kỳ 50g, đảng sâm 50g, hoài sơn 50g. Chim cút làm sạch lông, bỏ ruột, cho vào nồi cùng hoàng kỳ, đảng sâm, hoài sơn đổ vừa nước, hầm cho thịt chim cút nhừ, gia vị vừa ăn. Mỗi ngày ăn 1 lần. Dùng 5 - 7 ngày là một liệu trình. Dùng tốt cho người bệnh thiếu máu, người mới ốm dậy.

Bài 7: Rau chân vịt tươi 200g (để nguyên rễ), gan lợn 150g. Rửa sạch rau chân vịt, thái thành từng đoạn; gan lợn rửa sạch thái miếng mỏng. Đun sôi nước, cho vài lát gừng tươi và gia vị, sau đó cho gan lợn và rau chân vịt vào, tiếp tục đun cho gan chín là được. Có thể dùng làm canh trong bữa ăn hằng ngày. Dùng 1 tuần là một liệu trình. Công dụng: bổ dưỡng, bổ huyết, dùng tốt cho người bệnh thiếu máu do thiếu sắt, làm cho da trở nên hồng hào, khỏe mạnh.

→ Những nguyên nhân “không tưởng” khiến trẻ mất ngủ, mệt mỏi

Linh An

Tags:
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Cách chữa thủy đậu ở người lớn nhanh khỏi, giảm biến chứng
Gián đất chui vào tai do thói quen trải đệm ngủ sàn nhà
Đột tử sau 1 tuần đau vai: Bác sĩ cảnh báo 4 chỗ đau không nên xem nhẹ
Suy tim độ 3 không đáng lo nếu có các cách này
Vì sao gen Z chưa già đã đau lưng, mỏi gối, tê tay?
Đứng hay ngồi tốt hơn cho sức khỏe?
Tổng hợp các phương pháp giảm axit uric hiệu quả
Tự khám tại nhà là cách đơn giản nhất để tầm soát ung thư vú
Sốc nhiệt khi hoạt động thể thao: Bác sĩ chỉ dấu hiệu nhận biết và cảnh báo nguy hiểm
Lưu ý nếu dùng thuốc sổ mũi cho trẻ khi giao mùa
Nhiều chị em e ngại khi khám sàng lọc, đến bệnh viện đã quá muộn
Ung thư vú có tỷ lệ chữa khỏi lên đến 90%, không nên đợi có triệu chứng mới đi khám
Toạ đàm: Tầm soát ung thư vú, biết sớm để chữa lành
Gia đình Việt Nam toạ đàm: 'Tầm soát ung thư vú, biết sớm để chữa lành'
Vì sao đàn ông ít khi ốm nhưng thường nặng hơn phụ nữ?
Phòng khám ĐKY học Quốc tế nâng cao chất lượng điều trị với nhiều phương pháp tiên tiến
Hiểu về hạt xơ dây thanh và cách cải thiện hiệu quả
Rộ trào lưu “bắt pen”: Bác sĩ bức xúc cảnh báo hệ lụy khó lường
Run tay khi hồi hộp, căng thẳng phải làm sao?
Xem thêm