Thứ bảy, 23/11/2024 19:40     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 07/07/2014 11:26

Chuyên gia chia sẻ những sai lầm cần tránh khi làm bài thi

4 giảng viên Trường ĐH Y dược TP.HCM đã cùng nhau chia sẻ “chiến lược làm bài thi” cho thí sinh dự thi ĐH năm nay.

Trong ba giờ, lần lượt PGS.TS Đặng Văn Hoài (trưởng bộ môn hóa ĐH Y dược), nghiên cứu sinh Võ Văn Khoa (bộ môn toán ĐH Y dược), TS Trần Khánh Linh (bộ môn sinh ĐH Y dược) và ThS Văn Thị Thùy Dương (bộ môn dinh dưỡng ĐH Y dược) đã cùng thí sinh hệ thống hóa kiến thức, những điểm chú ý và giữ gìn sức khỏe cho kỳ thi.

Làm từng bước một

“Tôi đi gác thi. Vừa phát đề xong thấy câu dễ có em làm ầm ầm liền - thầy Võ Văn Khoa kể - Tôi biết em này làm bài được. Lúc sau bất ngờ em bối rối xin lại giấy vì làm sai một chút. Đó là các em bị cảm xúc chi phối khi thấy câu dễ. Các em cần bình tĩnh hơn một chút khi làm bài”. Thầy Khoa cũng khuyên trước khi đi thi, thí sinh nên để đầu óc thoải mái, không có áp lực sẽ làm toán tốt hơn. “Trong đầu mình đầy công thức toán thì rất nguy hiểm vì toán phân lập theo từng bước.

chuyen-gia-chia-se-nhung-sai-lam-can-tranh-khi-lam-bai-thi-giadinhonline.vn 1

Thí sinh cần bĩnh tĩnh để tránh mắc sai lầm trong khi làm bài thi

Tới khúc đó đạo hàm, cứ đạo hàm rồi tính sau. Đến denta thì nghĩ denta chứ không nghĩ đạo hàm nữa. Đừng nghĩ chuyện khác, giải cho đúng đã. Đầu óc mình đầy rẫy công thức thì mình đang làm cái này lại nghĩ đến cái phía dưới. Để đầu óc trống rỗng là vậy. Các em nên làm từng bước một” - thầy Khoa đúc kết

Từng chấm thi ĐH, thầy Khoa khuyên thí sinh trong đề có 80% câu cơ bản, 20% câu khó và làm cái cơ bản để “có vốn” trước. Thầy hướng dẫn: “Có vốn rồi mình sẽ tự tin hơn, não bộ thong thả hơn. Ngoài ra, khi phát đề có 15 phút để đọc đề. Nên đọc lướt từ trên xuống và suy nghĩ trong đầu nên làm câu nào trước, câu nào sau.

Khi làm bài thì làm câu nào chỉ tập trung suy nghĩ câu đó, đừng nghĩ đến câu khác. Tránh tình trạng trong đề có năm câu dễ. Mình đang làm câu 1, thấy câu 2 dễ nên lật đật nhảy qua. Làm câu nào dứt điểm câu đó. Đầu óc phân lập rõ ràng”. Khi chấm thi, thầy Khoa bảo nhiều bạn mất điểm vì phương trình quên đặt điều kiện, vội quá lấy đạo hàm sai, dồn sức quá nhiều vào một câu khiến hụt hơi không còn thời gian làm câu khác...

Tâm lý thoải mái

Nói về “chiến lược làm bài thi môn sinh”, TS Trần Khánh Linh nhấn mạnh: “Chiến lược là vào phòng thi với tâm lý thoải mái. Phân tích đề với hai kỹ năng đọc lướt, đọc dò và đánh dấu từ khóa quan trọng. Chọn làm các câu từ ngắn đến dài, từ dễ đến trung bình, khó. Cần mang theo đồng hồ để canh giờ. Kiểm tra và tô đáp án bài làm khi còn 15 phút cuối”. Cô Linh cũng nói về một số sai lầm thường gặp khi làm bài thi như: không phân tích đề, không chủ động bố trí thời gian hợp lý, không kiểm tra lại bài làm, đọc vội đề và chọn nhầm đáp án...

TS Trần Khánh Linh cũng hướng dẫn những chi tiết quan trọng nhưng thí sinh không để ý: “Kinh nghiệm cho thấy máy tính nên thay pin mới. Đừng dùng máy tính mới mua mà dùng máy tính của mình nhưng phải thay pin mới. Không nên dùng máy lạ so với mình. Năm trước tôi đi gác thi có em làm bài được 2/3 thì máy tính hết pin. Cũng may là đã hết 2/3 thời gian” - TS Trần Khánh Linh đưa ra lời khuyên. Ở môn sinh, thí sinh cần bám sát cấu trúc đề thi tuyển sinh ĐH để ôn bài.

Ngoài ra, cần nắm vững những kiến thức trong sách giáo khoa (kể cả hình họa) vì phần này chiếm 60% lý thuyết. Khi học lý thuyết nên lập sơ đồ tư duy để khi vào phòng thi không bị rối. Lập bảng tổng kết các công thức và các dạng bài tập chuẩn, công thức tính nhanh, luyện kỹ năng sử dụng thành thạo máy tính casio và kỹ năng giải đề nhanh...

Còn PGS.TS Đặng Văn Hoài khuyên thí sinh khi làm bài thi môn hóa: “Khi đọc đề, các em nên đọc qua một lần và xác định câu hỏi lý thuyết không cần dùng máy tính vẫn có thể tính được, suy luận, suy đoán và trả lời ngay. Các em cần đánh dấu chéo bên cạnh câu hỏi đó để biết và trả lời, khi nhận dạng sẽ thuận lợi hơn...”.

Theo tuoitre.vn

Tags:
Tăng 650.000 ghế, hàng không Việt Nam vẫn lo thiếu chỗ dịp Tết
Đêm trong rừng Cúc Phương
Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
Chung tay 'tô cam' cùng TH hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới
Đẩy mạnh việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
50 năm hành trình rực rỡ của trường Tiểu học Dịch Vọng A - Hà Nội
2 cô giáo Sóc Trăng nhận giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” năm 2024
Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: “Mô hình hành động tập thể” tạo thay đổi tích cực và bền vững cho cộng đồng
Băng rừng 'gieo chữ' nơi bản làng Hà Giang
Cô giáo mầm non bám trường gieo chữ nơi miền núi Quảng Ninh
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Tâm sự thầy giáo trường Y: Thích 'mổ xẻ' để tìm cái đẹp cho đời
“Tiếng oan” sau vô lăng thầy dạy lái xe
Cô giáo 17 năm vào chùa mở lớp học cho trẻ em nghèo, khuyết tật
Giáo dục lấy hạnh phúc làm trọng tâm: Xu hướng tạo nên sự thay đổi tích cực trong trường học
Mất hơn 30 triệu đồng, nam thanh niên vội vàng nhập viện sau lần vào phòng khám tư
Nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm do thói quen ôm chó mèo
Quán cà phê lạ hút giới trẻ đến thử cảm giác nằm trong quan tài
Công ty Nhật Bản gặp mặt gia đình thực tập sinh Việt Nam
Xem thêm