Thứ năm, 21/11/2024 23:08     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 17/07/2019 07:00

Câu chuyện nghẹn ngào sau bức thư bố gửi con trai đạt 21 điểm thi tốt nghiệp THPT

"Thẳm sâu, bố chỉ muốn con là người bình thường và hạnh phúc". Đó là lời nhắn của người cha khi con trai vừa đạt 21 điểm thi THPT. Và đằng sau là một câu chuyện xúc động.

Cậu con trai được 21 điểm thi tốt nghiệp THPT. Một con số không thấp nhưng không phải là xuất sắc. Thế nhưng, ông bố lại hạnh phúc tới nghẹn ngào. Bởi cậu con trai đã trải qua một hành trình dài trong cuộc đời để có được thành tích bình thường như bao bạn bè cùng trang lứa.

Empty

"Ngoài kia là cuộc đời. Con chỉ có một nghĩa vụ với bố mẹ thôi: Là con phải vui vẻ và hạnh phúc!" (Ảnh minh họa)

Chia sẻ với báo Gia đình Việt Nam về câu chuyện cảm động sau bức thư gây chú ý, người cha ấy mong được gọi là Bố cu Hưng đã kể về cậu con trai, tự hào về cậu con trai “đậu tú tài ở cái thời mà ai cũng đậu tú tài”.

Sự thật, phía sau con số 21 điểm ấy là một câu chuyện ý nghĩa mà bất cứ bậc cha mẹ nào cũng rưng rưng nước mắt.

"Con trai!

Con ra đời chỉ 1,35 kg, khi tròn 6 tháng 10 ngày tuổi thai. Khi bố mẹ đang làm nhà từ tiền vay cả mua đất lẫn làm nhà. Mình vay 100% từ cơ quan và bạn bè và những ân tình: Ông Dong Nam, Bác Ba Luyến, Bác Phú Tâm, bác Phước Hạnh...

Empty

Con ra đời chỉ 1,35 kg, khi tròn 6 tháng 10 ngày tuổi thai

Con nằm 20 ngày trong lồng kính.

Thị lực 0%, BV Từ Dũ mời BS Nhi Đồng 1 và viện mắt qua hội chẩn và nói con cần đi Thái thay giác mạc. Khoa Kangaroo biết bố mẹ nghèo, họ cậy các tổ chức để tìm một suất từ thiện cho con đi Thái. Với điều kiện bố mẹ không đi cùng.

Nhà mình vừa xây xong 1 tuần, 1 căn nhà cấp 4 trên bãi đất trống.

Bố chuẩn bị bán nhà (nhà mình hoàn thành trước ngày con ra đời 1 tuần, dù bố dự kiến 3 tháng sau con mới ra đời) để đưa con qua Thái chữa mắt. Bố không nghĩ có thể để con đi đâu mà không có bố mẹ đi cùng.

Điều thần kỳ đã xảy ra, mắt con tăng thị lực từng ngày. Đến ngày lẽ ra bay qua Thái, nó đạt 11/10 như những đôi mắt khoẻ nhất.

Bác sĩ nói phải nuôi con bằng phương pháp Kangaroo. Vì tim và phổi con chưa hoàn thiện, nó không tự hoạt động.

Tức là mặc một cái áo không tay, như cái ống, kê cao gối nửa ngồi nửa nằm. Con nằm trong đó, úp vào ngực người lớn như con ếch để tối đa diện tích tiếp xúc và được sưởi bằng thân nhiệt của người lớn. Để, nhịp tim và nhịp thở người lớn kích thích nhịp tim con.

Ba tháng trời. Bố, mẹ, cậu Ba và bà ngoại đã chia ra mỗi người 6 tiếng/ ngày, chia làm hai ca mỗi ca ba tiếng, ấp con như thế.

Ba tháng sau, con đạt 2,5 kg cân nặng. Tính ra mỗi tháng lên có mấy trăm gram. Ngày các cô chú đồng nghiệp như Mận, Thái Bình Ngô vào thăm, cái mông con, cái mông trẻ con như cuốn sách nhăn nhúm, đen mốc.

Con được 2,7 kg thì da tái nhợt, đêm đó nhà mình đi 3 chuyến taxi với 6 đợt đi về phòng cấp cứu BV Nhi Đồng 1. Bác sĩ trả về vì cháu không bệnh gì, chỉ cảm sốt thường.

Hôm sau, đưa vào, họ nói sao anh đưa trễ, cháu bị sốt cao.

Hôm sau nữa, con giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân. Hai ngày sau thì phát hiện con xuất huyết não. Khi đó con chỉ còn 2,5 kg.

Sáu tháng trời con nằm trong bệnh viện. Bố viết bài cho báo mình xong, cộng tác với 20 báo và tạp chí. Khi đó có mệnh lệnh duy nhất: tháng nào thu nhập của bố xuống thấp, thì con chết. Bố mẹ, không thể nhìn con chết được.

Empty

Khi đó có mệnh lệnh duy nhất: Tháng nào thu nhập của bố xuống thấp, thì con chết. Bố mẹ, không thể nhìn con chết được.

Ở tuổi 28 (hơn con bây giờ 10 tuổi), bố chỉ ngủ 3 tiếng/ đêm trong 6 tháng trời. Mẹ nghỉ việc chăm con. Bà và cậu làm bảo mẫu. Rồi 6 tháng cũng qua. Con ra viện. Nhưng con mất 2 năm tập vật lý trị liệu: tập cầm nắm, tập nói, tập phân biệt màu xanh với màu đỏ màu vàng.

Bố mẹ không đủ tiền thuê người. Bà ngoại đưa con về Cù Lao ở Bến Tre. Bố đi cày kiếm tiền, mẹ thì muốn trầm cảm và con có dấu hiệu tự kỷ.

Mỗi tuần bà ngoại đưa con đi xe tốc hành (16 chỗ, đưa đón tận nhà) để đưa con lên thành phố đi tập bài tập vật lý trị liệu để tập cho con.

Hai năm trời chúng ta đã chiến đấu. Con rất kiên cường.

Hai năm sau, con đạt huy chương vàng trong cuộc thi của trường mầm non Phường 8 quận 10: " Ai thông minh nhất?".

Đời bố đã qua ti tỉ lần thi. Nhưng cho tới giờ, với bố, đó là tấm huy chương vĩ đại nhất: Con, sau những gì đã qua, là một đứa trẻ bình thường về tư duy, tâm lý và thể chất. Dù có một điều chúng ta đều biết: Con bị điếc 2 độ, nhẹ, nhưng con khó khăn nghe và phát âm tròn những âm gió khi học ngoại ngữ.

Empty

Hưng ạ, con đi thi mà bố mẹ hồi hộp. Đẻ con ai cũng muốn nó thành kỹ sư bác sĩ tổng thống. Nhưng thẳm sâu, bố chỉ muốn con là người bình thường và hạnh phúc.

Empty

"Bố mẹ biết con đã trải qua những gì..."

Con đạt 21.0 điểm Đại học. Có thể, nó không cao. Chưa chắc con đủ điểm vào Sư phạm Văn như ông nội và bác Nguyễn Đức Thạch, như con muốn!

Nhưng bố mẹ biết con đã trải qua cái gì. Từ ngày con vào mẫu giáo, bố ko cho ai nói với con điều đó. Bố không chấp nhận con vin vào việc đẻ non, có vấn đề về tư duy và nghe nhìn thời nhỏ, để dựa dẫm và biện minh cho những thất bại. Sự cảm thông sẽ biến con thành kẻ tự cho mình cái quyền làm Loser khi cuộc đời chưa mang găng vào đấu với con.

Giờ, chúc mừng chàng trai của bố mẹ. Một chàng trai bình thường.

Con sẽ ko đọc được những dòng này. Và không biết có một ông bố đang khóc, chỉ vì có thằng con đậu tú tài. Ở cái thời mà ai cũng đậu tú tài.

Ngoài kia là cuộc đời. Con chỉ có một nghĩa vụ với bố mẹ thôi: Là con phải vui vẻ và hạnh phúc!".

Bức thư của người bố sau khi được đăng tải trên trang Facebook cá nhân Bố Cu Hưng đã gây chú ý với cộng đồng mạng xã hội và thu hút hàng ngàn lượt chia sẻ và bình luận.

Hầu hết tất cả những bình luận đều cảm thông và chia sẻ với câu chuyện của anh đồng thời bày tỏ sự cảm động với tình cảm của một người cha dành cho con.

Thế mới thấy, giữa bộn bề của cơm áo, lo toan hàng ngày nhiều lúc chúng ta đã vô tình quên đi những ý nghĩa nhân văn của đời sống, của bon chen. Nhưng chỉ khi bước qua cánh cửa kia thì từ trong sâu thẳm của mõi bậc làm cha mẹ ai cũng chỉ có một mong muốn duy nhất và giản đơn: Con hãy là người bình thường và hạnh phúc.

-> Là triệu phú sở hữu trăm tỷ, người phụ nữ này vẫn nhặt ve chai mỗi ngày

Xem thêm: Những khoảnh khắc đáng yêu của con!

Gia Hân  
Tiền tài không vào cửa bẩn, tuyệt đối phải dọn sạch 5 vị trí này trong nhà
Đạp xe 4.400km để làm lành với vợ sau 2 năm ly thân
Đàn ông cũng cần được khóc
Người xưa chọn vị trí nhà ở như thế nào?
Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp
Vì sao bàn mặt bếp thạch anh không còn được ưa chuộng?
Thăm người nhà, bạn bè nằm viện chú ý '3 không, 2 có' để ai cũng vui
4 điều về già tuyệt đối không nói với con nhất là chuyện tài sản
Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?
Trẻ thích làm việc nhà ít thất nghiệp, hạnh phúc hơn trong tương lai
Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?
5 thói quen phải uốn nắn cho con trước 6 tuổi, sau tuổi này muốn dạy cũng khó
Bán nhà, cõng mẹ bị liệt đi du lịch khắp đất nước
Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?
Tâm sự nữ luật sư: Nhiều gia đình sợ con trai yêu và lấy người làm nghề 'thầy cãi'
Nỗi khổ vợ chồng 'đồng sàng dị mộng'
Trẻ cãi lại khi bị bố mẹ mắng: Nên mừng hay lo?
Tiết kiệm hơn 300 triệu đồng nhờ tổ chức cưới ở quán ăn nhanh
Tâm thư gửi vợ ngày 20/10
Người đàn ông có 4 vợ, 2 bạn gái, quyết sinh 54 con để 'ghi tên vào lịch sử'
Xem thêm