Cao huyết áp khi mang thai nguy hiểm đến mức nào?
Theo thống kê, có khoảng 6% sản phụ mang thai bị mắc phải chứng bệnh cao huyết áp ở mẹ bầu. Cao huyết áp khi mang thai có khả năng tiến triển thành tiền sản giật gây nguy hiểm cho tính mạng mẹ và thai nhi nếu không được kiểm soát.
Theo thống kê mới nhất, có khoảng 10 - 15 % phụ nữ mang thai tăng huyết áp, trong đó có khoảng 0,2% lên cơn tiền sản giật. Huyết áp cao không chỉ gây nguy hiểm cho thai vì khoảng 9% trẻ em do phụ nữ cao huyết áp cao bị chết trong tử cung, khoảng 15% bị suy dinh dưỡng mà còn là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong ở người mẹ.
Sản phụ bị chẩn đoán là tăng huyết áp ở bà bầu khi huyết áp tâm thu cao hơn hay bằng 140 mmHg và hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hay bằng 90 mmHg.
Huyết áp được kiểm tra qua 2 lần đo cho người phụ nữ ở tư thế nửa ngồi và đã được nghỉ ngơi. Khi sản phụ mang thai tăng huyết áp nặng, bằng hay lớn hơn 160 /100 mmHg thì buộc phải vào nằm viện, cao huyết áp vừa phải (dưới 160 /100 mmHg) thì có thể được theo dõi ngoại trú sát sao.
Cao huyết áp khi mang thai đem lại nhiều mối nguy hiểm cho mẹ và thai nhi (Ảnh minh họa)
Cao huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không?
Hiện tượng này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi. Mức độ nguy hiểm của bệnh phụ thuộc vào thời gian mang thai cũng như tăng huyết áp của thai phụ. Tình trạng huyết áp trong thai kỳ càng cao, xuất hiện sớm thì nguy cơ thai phụ và thai nhi gặp biến chứng nguy hiểm càng lớn.
Ảnh minh họa
Đối với thai phụ, huyết áp lên cao trong thai kỳ có thể dẫn đến các biến chứng:
+ Tiền sản giật: 25% phụ nữ khi mang thai bị huyết áp cao đều có nguy cơ tiền sản giật, 5-8% các trường hợp sản giật tử vong.
+ Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai phụ sau sinh, khả năng hồi phục sau sinh chậm.
+ Dễ gặp tình trạng cao huyết áp ở những lần mang thai tiếp theo.
+ Có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan như tim mạch, thận,...
Đối với thai nhi có mẹ mắc hội chứng tăng huyết áp thai kỳ:
+ Chậm phát triển hoặc chết lưu:
Thai nhi không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ khiến bé chậm phát triển, không đạt cân nặng trung bình theo tiêu chuẩn, trường hợp xấu nhất sẽ dẫn đến hiện tượng thai lưu khi còn trong bụng mẹ.
+ Sinh non: Mặc dù đã được điều trị nhưng một số trường hợp thai phụ bị huyết áp cao hoặc sản giật có thể cần sinh sớm hơn để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt, những em bé sinh non thường không đủ sức khỏe và có nguy cơ tử vong cao.
Cao huyết áp khi mang thai có thể mang đến nhiều nguy cơ cho cả mẹ và bé. Chính vì điều này, bạn cần bắt đầu phòng tránh tăng huyết áp bằng cách theo dõi huyết áp định kỳ, ăn uống lành mạnh (hạn chế ăn quá mạnh, ăn nhiều mỡ động vật, uống rượu bia) và vận động phù hợp khi có kế hoạch mang thai.