Thứ sáu, 17/05/2024 14:26
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 28/08/2021 09:45

Cảnh báo mì ăn liền có thể gây ung thư và đột quỵ

Theo nghiên cứu, ăn các loại mì ăn liền làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, cao huyết áp, xơ vữa động mạch và có khả năng gây ung thư....

Mì ăn liền khá phổ biến với người Việt và là món ăn được nhiều người yêu thích vì sự tiện dụng và nhanh chóng. Tuy nhiên, ăn mì ăn liền thường xuyên có thể gây ra các căn bệnh khủng khiếp.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy mì ramen, cũng như nhiều sản phẩm mì ăn liền khác, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ nghiêm trọng, đặc biệt ở phụ nữ.

“Nghiên cứu này rất quan trọng vì nhiều người đang sử dụng mì ăn liền mà không biết nó tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe”, trưởng nhóm nghiên cứu, ông Hyun Joon Shin, MD cho biết trong một thông cáo báo chí.
canh-bao-mi-an-lien-co-the-gay-ung-thu-va-dot-quy-giadinhonline.vn 1

Mì ăn liên chứa tác hại khôn lường và ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học đã tìm hiểu dữ liệu từ 10.711 người trưởng thành trong độ tuổi 19 – 64 được thu thập thông qua cuộc khảo sát Sức Khỏe và Dinh Dưỡng Quốc Gia tại Hàn Quốc năm 2007 – 2009. Kết quả cho thấy, sử dụng mì ăn liền, mì lo mein, mì Thái Lan hoặc nhiều loại mì khác khoảng hai lần trở lên/tuần, người dùng có thể mắc hội chứng tim mạch, gây ảnh hưởng cho thận và hệ thống trao đổi chất.

Mặc dù nguyên nhân cụ thể vẫn chưa rõ, nhưng tiến sĩ Shin lưu ý, thực tế rất có thể là do mì ăn liền được đóng gói trong hộp xốp chứa hóa chất bisphenol A (BPA), một loại hormone gây rối loạn, đây cũng là lý do tại sao phụ nữ lại bị ảnh hưởng nhiều hơn so với nam giới.
canh-bao-mi-an-lien-co-the-gay-ung-thu-va-dot-quy-giadinhonline.vn 2

Mặt khác, trong sản phẩm cũng chứa nhiều thành phần không lành mạnh, bao gồm bột ngọt, chất bảo quản hóa học tertiary – butylhydroquinone (TBHQ) và chất béo bão hòa.

Mặt khác, trong sản phẩm cũng chứa nhiều thành phần không lành mạnh, bao gồm bột ngọt, chất bảo quản hóa học tertiary – butylhydroquinone (TBHQ) và chất béo bão hòa.

Đây không phải là lần đầu tiên mì ramen bị phát hiện dễ gây nguy hại cho người dùng. Vào năm 2012, một video được quay trong đường tiêu hóa, một phần nhỏ của nghiên cứu và chưa có kết luận chính thức do Tiến sĩ Braden Kuo thực hiện, cho thấy tiêu thụ mì ăn liền không hề tốt cho sức khỏe.

canh-bao-mi-an-lien-co-the-gay-ung-thu-va-dot-quy-giadinhonline.vn 3

Mì ăn liền ramen, cũng như nhiều loại mì ăn liên khác, có thể gây bệnh tim mạch và tiểu đường.

Thường xuyên dùng mì ăn liền, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường. Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.

Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự độc hại của mì ăn liền, với các thành phần phụ gia như màu thực phẩm, quá nhiều muối, chất béo bão hòa… Và hầu hết các nghiên cứu đều kết luận mì ăn liền có khả năng gây ung thư nếu ăn nhiều trong thời gian dài.
canh-bao-mi-an-lien-co-the-gay-ung-thu-va-dot-quy-giadinhonline.vn 4

Theo số liệu của Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA), Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về tổng lượng gói/cốc mì tiêu thụ với 5,4 tỷ đơn vị mỗi năm, sau Trung Quốc , Indonesia và Ấn Độ

Hơn nữa, mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn, bạn đã vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận.

Ngoài ra, mì ăn liền cũng chứa đầy phosphate, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn nhưng khiến chúng ta dễ bị loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần đi nếu dùng nhiều.
canh-bao-mi-an-lien-co-the-gay-ung-thu-va-dot-quy-giadinhonline.vn 5

Mì ăn liền có thể là tác nhân gây bệnh về tim mạch, xơ vữa động mạch, đột quỵ...

Theo số liệu của Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA), Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về tổng lượng gói/cốc mì tiêu thụ với 5,4 tỷ đơn vị mỗi năm, sau Trung Quốc , Indonesia và Ấn Độ . Nếu tính theo số gói mì tiêu thụ trên đầu người, Việt Nam đứng thứ 3 với trung bình 56,2 gói mì/người/năm, chỉ sau Hàn Quốc và Indonesia. Đây quả là con số đáng lo ngại cho sức khỏe người tiêu dùng nước ta.

Hồng Hạnh (Tổng hợp/VietQ, Nông nghiệp Việt Nam)  
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Bị lạc nội mạc tử cung nên và không nên ăn gì?
5 đồ uống buổi sáng giúp kiểm soát huyết áp mà không cần thuốc
Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?
Nhầm lẫn tai hại trong tiệm spa
Xem thêm