Chủ nhật, 29/09/2024 05:38     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 16/11/2021 06:30

Cảnh báo dấu hiệu bị nhồi máu cơ tim trong mùa lạnh

Nhồi máu cơ tim là căn bệnh thường xuất hiện ở người trung niên và cao tuổi. Trước khi bệnh bùng phát, cơ thể sẽ phát ra dấu hiệu cảnh báo.

Bệnh nhồi máu cơ tim là tên gọi y khoa của cơn đau tim cấp, và cũng là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh xảy ra khi lượng máu nuôi tim bị cắt đứt đột ngột làm chết tế bào cơ tim, do một hoặc nhiều nhánh mạch vành bị tắc nghẽn.

Nhồi máu cơ tim gây ra gần 600.000 ca tử vong mỗi năm tại Mỹ, trong đó có tới 50% trường hợp bị tử vong trước khi người bệnh được đưa tới bệnh viện.

Chính vì thế, việc nhận biết sớm các dấu hiệu nhồi máu cơ tim để cấp cứu kịp thời có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định sự sống còn của bệnh nhân.

nhoi mau co tim 5

Ảnh minh họa

Dưới đây là những dấu hiệu dễ dàng nhận biết có thể bạn bị nhồi máu cơ tim.

Các dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim

Hầu hết người bệnh từng bị nhồi máu cơ tim đều nói rằng họ cảm thấy không khỏe trước khi biến cố này xảy ra nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng. Thế nhưng, hầu hết họ đều bỏ qua. Một số ít lại nhầm lẫn các dấu hiệu này là triệu chứng của bệnh cúm hoặc trào ngược dạ dày, gây ra chứng ợ nóng, nhất là phụ nữ. Các dấu hiệu này bao gồm:

+ Đau thắt ngực: Đau tức ngực hay đau chỗ vị trí tim là biểu hiện thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim. Đây là những cơn đau khiến người bệnh có cảm giác như quặn thắt hoặc nghẹt thở. Nếu cơn đau thắt ngực này kéo dài hơn 15 phút, không thuyên giảm thì hãy nghi ngờ đó là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim. Lúc này, bạn cần ngồi im hoặc nằm, không cử động và gọi xe cấp cứu ngay lập tức.

Trong trường hợp cơn đau thắt ngực này không kéo dài quá 15 phút, nghỉ ngơi vài phút sẽ thuyên giảm thì bạn cũng cần phải sớm đến bệnh viện khám.

nhoi mau co tim 3

Ảnh minh họa

+ Mệt mỏi một cách bất thường gặp ở 100% người bệnh bị nhồi máu cơ tim: Đó có thể là mệt bải hoải, uể oải khi thức dậy hay khi thực hiện những việc quen thuộc mà trước đây vẫn có thể thực hiện bình thường.

+ Bồn chồn, lo lắng một cách vô cớ: 100% người sống sót sau nhồi máu cơ tim được phỏng vấn cho biết họ đều đã từng trải qua tình trạng này mà không biết đó là dấu hiệu cảnh báo của cơ thể. Càng gần đến cơn nhồi máu tim, tình trạng lo âu, hồi hộp càng tăng lên, khiến người bệnh trở nên sợ hãi.

+ Đau cánh tay hoặc khó chịu ở các khu vực khác của cơ thể: 86% người bệnh có dấu hiệu đau ở cánh tay hoặc ở vai trái, lưng, hàm, cổ

+ Khó thở, hụt hơi, chân tay rã rời: 86% người bệnh gặp phải tình trạng báo động này trước khi cơn nhồi máu tim đến gần. Khó thở, hụt hơi có thể khiến người bệnh đang đi lại hay đang đứng làm việc phải ngồi thụp xuống mới thở được, mặc dù đó vẫn là các công việc họ vẫn làm hàng ngày.

+ Đầy trướng bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn ói hoặc ợ nóng, buồn đi cầu gặp ở 71% các trường hợp nhồi máu cơ tim gặp phải triệu chứng này, nhưng họ thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa. Đây là điều rất đáng tiếc dẫn đến người bệnh phát hiện bệnh khi đã quá trễ.

+ Đau ngực, nặng ngực cho đến khó chịu ở trước vùng tim gặp 57% ở người nhồi máu cơ tim có dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim đến gần bằng các cơn đau tim, đau thắt ngực dữ dội. Số còn lại có thể chỉ xuất hiện tình trạng nặng ngực, khó chịu hay nóng rát ở ngực (cảm giác ngực bị vật nặng đè nén, tê hay nóng rát…)

+ Đau sau lưng hoặc đau ở vai, hàm gặp ở 43% các trường hợp: Thực tế 43% người bệnh đã gặp phải các triệu chứng này mà không hề có cơn đau ở ngực trái. Cơn đau này thường xuất phát từ vùng giữa ngực, sau xương ức và xuyên qua lưng hoặc lan lên hàm.

+ Đau đầu, chóng mặt gặp ở 43% trường hợp: Người bệnh gặp phải triệu chứng nhức đầu từ nhẹ váng vất đến đau nhức dữ dội.

+ Đổ mồ hôi lạnh đột ngột: Nếu đột nhiên bạn cảm thấy khó chịu không giải thích được, đổ mồ hôi lạnh liên tục kèm đau thắt ngực cùng một số triệu chứng khác, cũng cần nghĩ đến do nhồi máu cơ tim.

+ Khó ngủ, trằn trọc, không ngủ được: 29% các trường hợp gặp phải triệu chứng này cả trước và sau cơn nhồi máu cơ tim đã xảy ra.

-> Bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì?

Xem thêm: 9 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (T/H)  
Vì sao người trẻ ngày nay thường 'mong manh' hơn thế hệ trước?
Bệnh gút: Các giai đoạn tiến triển và cách điều trị
Những người giàu nhất thế giới chữa bệnh ở đâu?
Top các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả
Sau nhiều ngày mưa lớn, kiểm tra ngay 4 vị trí trong nhà tránh rước bệnh vào người
Việt Nam cần sớm đối phó với “đại dịch” thuốc lá mới
Sai lầm trong điều trị khiến dịch bệnh dễ bùng phát trong mùa bão lũ
Ứng dụng và sản phẩm tế bào có tiềm năng phát triển tại Việt Nam
Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu mới nhất 2024
Suy giảm thính lực - Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp
Giá tiêm vắc xin HPV là bao nhiêu, cần tiêm bao nhiêu mũi?
Ngộ độc, nguy cơ ung thư do thói quen uống quá nhiều nước mỗi ngày
Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 – 12 tuổi năm 2024 theo chuẩn của Bộ Y tế
Bảng giá tiêm chủng VNVC mới nhất năm 2024
Mệt mỏi sau cuộc 'yêu': Bình thường hay bất thường?
Kiểm soát suy thận độ 1 do sỏi thận, suy thận cấp
Thực phẩm mua từ siêu thị có cần rửa trước khi chế biến không?
Cách giảm đường huyết từ 13 về 6.6mmol/l chỉ sau 3 tháng
Thực hư bổ sung vitamin tổng hợp làm tăng nguy cơ tử vong
Hút chân không thực phẩm cứu trợ lũ lụt dễ sinh vi khuẩn cực độc
Xem thêm