Thứ bảy, 23/11/2024 08:04     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 22/08/2021 06:30

Bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì?

Lựa chọn thực phẩm phù hợp và thiết lập chế độ ăn uống hàng ngày hợp lý sẽ góp phần hồi phục sức khỏe trong quá trình điều trị nhồi máu cơ tim.

Thạc sĩ Phạm Văn Hùng - Bác sĩ tim mạch can thiệp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng đưa ra lời khuyên hữu ích trong việc thiết lập chế độ ăn uống và dinh dưỡng cho người bị bệnh nhồi máu cơ tim:

benh nhoi mau 2

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh nhồi máu cơ tim (Ảnh minh họa)

Ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và rau đậu

Những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho tất cả mọi người, đặc biệt là những ai đang có vấn đề về tim mạch. Với vị thanh đạm tự nhiên và nguồn chất xơ dồi dào, các loại rau củ này có thể chế biến thành vô vàn món ngon, như salad, món ăn phụ, hoặc món khai vị.

Đặc biệt lưu ý đối với người bị nhồi máu cơ tim thì không nên sử dụng quá nhiều chất béo dạng dầu mỡ hoặc phô mai trong quá trình chuẩn bị các món ăn này.

Sử dụng chất béo một cách có chọn lọc

Không phải tất cả các loại chất béo đều có hại cho sức khỏe. Một số thông tin sau đây sẽ giúp cho người bị nhồi máu cơ tim biết cách sử dụng chất béo có chọn lọc.

Đa dạng hóa các loại thực phẩm giàu protein

Hãy cân bằng những bữa ăn trong tuần với thịt nạc, cá và các nguồn thực vật giàu protein.

Hạn chế chất béo bão hòa (chất béo có nguồn gốc từ động vật)

Tránh xa các loại chất béo nhân tạo dạng trans (trans fat). Trên danh sách các thành phần có trong loại dầu mà bạn sử dụng, trans fat chính là chất béo kèm theo đặc tính "được hydro hóa một phần".

Khi sử dụng dầu béo trong nấu nướng, hãy ưu tiên chọn các loại dầu có hàm lượng cao chất béo không bão hòa (ví dụ, dầu ô liu, dầu lạc, dầu đậu tương, dầu hướng dương).

Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt

benh nhoi mau 4

Ảnh minh họa

Thay vì dùng ngũ cốc tinh chế, bạn hãy sử dụng ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, lúa mạch, kiều mạch…. Không chỉ cung cấp hàm lượng lớn chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt có khả năng điều hòa huyết áp. Đây là loại thực phẩm tốt cho tim mạch.

Loại carbohydrate dành cho người bị nhồi máu cơ tim

Các loại thực phẩm như gạo lứt, bột yến mạch và khoai lang cung cấp nhiều chất xơ và giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Đây chính là loại carbohydrate mà chúng ta nên bổ sung hàng ngày.

Bên cạnh đó, tránh tiêu thụ các thức ăn ngọt chứa nhiều đường, bởi vì chúng sẽ làm cho đường huyết tăng lên nhanh chóng, dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Hạn chế cholesterol

Cholesterol được tìm thấy trong thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo cao. Các sản phẩm này có thể làm tăng mức cholesterol trong máu, đặc biệt là ở những bệnh nhân có nguy cơ cao như rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, bệnh tim mạch.

Ăn uống đều đặn

Một điều đơn giản như vậy thôi nhưng có thể giúp cho người bị bệnh nhồi máu cơ tim kiểm soát lượng đường trong máu, đốt cháy chất béo hiệu quả hơn và điều chỉnh mức cholesterol luôn ở mức vừa phải.

Ăn nhạt và hạn chế sử dụng nhiều muối

Chế độ ăn ít muối làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp.

Muối có lẽ là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, thậm chí đối với nhiều người, thịt có thể không có chứ không thể thiếu muối trong mỗi bữa ăn. Chế độ ăn mặn, dùng quá nhiều muối đã được chứng minh là có hại đối với sức khỏe tim mạch và huyết áp.

benh nhoi mau 1

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia dinh dưỡng tại Vinmec, đối với người bình thường khỏe mạnh, không bị tăng huyết áp, không béo phì, chỉ nên ăn từ 6 - 8g muối trong một ngày (bao gồm muối trong muối ăn, nước mắm, hạt nêm canh,...). Đối với bệnh nhân nhồi máu cơ tim giai đoạn bán cấp tính và sau khi đặt stent, chỉ cho phép sử dụng muối không quá 5g một ngày. Thay vì dùng muối, hãy sử dụng các loại thảo mộc, gia vị tự nhiên để tạo hương vị cho món ăn.

Bệnh nhồi máu cơ tim nên uống đủ nước

Cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, giúp cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa nhiều căn bệnh khác nhau. 2 lít nước mỗi ngày là vừa đủ cho mọi hoạt động thể chất và tinh thần, trừ khi bác sĩ yêu cầu hạn chế bổ sung chất lỏng.

Ngoài ra, chất lượng nước cũng là điều mà chúng ta cần phải quan tâm. Các loại nước đạt chất lượng có thể kể đến như nước khoáng, nước đun sôi để nguội, nước ion hóa.

Điều chỉnh mức năng lượng trong mỗi khẩu phần ăn

Mỗi bữa ăn khác nhau sẽ cung cấp mức năng lượng khác nhau. Đặc biệt đối với người bị nhồi máu cơ tim, cần phải tính toán và điều chỉnh mức năng lượng bổ sung hàng ngày để lên kế hoạch phù hợp cho mỗi khẩu phần ăn.

Những món ăn dành cho người bệnh nhồi máu cơ tim

Thực đơn hàng ngày đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tim mạch và có thể ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh. Dưới đây là những thực phẩm vàng dành cho người bị nhồi máu cơ tim nên bổ sung để bảo vệ sức khỏe.

- Các loại rau có màu xanh đậm (cải bó xôi, cải xoăn,...): giàu vitamin K và nitrat, giúp giảm huyết áp và cải thiện chức năng của hệ mạch máu.

- Ngũ cốc nguyên hạt (lúa mì, gạo lứt, yến mạch, lúa mạch, kiều mạch,...): nguồn chất xơ dồi dào, giúp giảm cholesterol xấu và ổn định huyết áp tâm thu.

- Các loại quả mọng (dâu tây, việt quất, mâm xôi): giàu chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể, chống lại các tác nhân gây stress và viêm

- Trái bơ : với hàm lượng cao các chất béo tốt và kali, bơ giúp giảm cholesterol, huyết áp và ngăn ngừa Hội chứng chuyển hóa - yếu tố nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch và đái tháo đường.

- Cá béo (cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ,...) và dầu cá : giàu axit béo omega-3, ngăn ngừa các biến cố tim mạch, bao gồm tai biến mạch máu Não và nhồi máu cơ tim.

- Quả óc chó : giàu chất xơ và các khoáng chất như magiê, đồng và mangan, giúp giảm cholesterol xấu

- Đậu : ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa, giảm cholesterol và triglycerid.

- Chocolate đen : giàu flavonoid, chất chống oxy hóa quan trọng giúp ngăn ngừa Xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành.

Cà chua : hàm lượng lycopen cao được tìm thấy trong cà chua giúp tăng cholesterol tốt, giảm nguy cơ tim mạch và hỗ trợ ngăn ngừa ung thư.

- Quả hạnh nhân : giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp giảm xơ vữa động mạch và kiểm soát mỡ bụng.

- Các loại hạt (hạt chia, hạt lanh,...): giàu chất xơ và omega-3, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, chống viêm, ổn định huyết áp, giảm cholesterol và triglycerid.

- Tỏi : ức chế hình thành cục máu đông, điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc ngăn ngừa đột quỵ.

- Dầu oliu: với khoảng 2 muỗng dầu oliu mỗi ngày sẽ giảm được nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

- Đậu nành : chứa nhiều isoflavone, giúp giảm cholesterol xấu và cải thiện sức khỏe tim mạch.

- Trà xanh (hoặc matcha) : giàu polyphenol và catechin, giúp giảm cholesterol, triglycerid và ổn định huyết áp.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, ăn uống hợp lý, người bệnh nhồi máu cơ tim cần phải tuân thủ các biện pháp khác để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Cũng theo bác sĩ tim mạch Phạm Văn Hùng, bệnh nhân nên tập thể dục điều độ hàng tuần, duy trì những thói quen tốt, cũng như loại bỏ các thói quen xấu đối với sức khỏe tim mạch, điển hình là hút thuốc lá, uống rượu bia.

Ngoài ra, hãy theo dõi và thực hiện kiểm tra sức khỏe thường xuyên, uống đủ thuốc theo toa bác sĩ để việc điều trị bệnh là tối ưu nhất và phòng ngừa nguy cơ suy tim sau nhồi máu cơ tim.

-> Chế độ ăn uống lành mạnh ngăn ngừa bệnh ung thư

Xem thêm: Thực phẩm giúp ngăn ngừa đột quỵ (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (T/H)  
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh gì?
Luôn nghĩ mình tài giỏi, cô gái trẻ 'té ngửa' khi đi khám bác sĩ tiết lộ điều này
Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?
Hơn 30.000 người Việt tử vong do tai nạn thương tích mỗi năm
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Xem thêm