Thứ tư, 15/05/2024 18:42
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 01/04/2019 17:18

Cần làm gì để giúp trẻ không bị bắt nạt ở trường học?

Sự việc nữ sinh Hưng Yên bị bạo hành ở trường gây xôn xao dư luận mấy ngày gần đây, cũng khiến nhiều bậc phụ huynh quan tâm nên làm gì để giúp con trẻ không bị bắt nạt.

Cha mẹ cần làm gì để giúp trẻ không bị bắt nạt ở trường học?

Trường học vốn được coi là nơi an toàn, nhưng trên thực tế, do nhiều tác động ngoài xã hội, trên mạng xã hội, và ngay trong trường học, trẻ em cũng gặp phải việc xấu, mà phổ biến nhất là bị bắt nạt. Là phụ huynh, bạn cần làm gì để bảo vệ con em mình trước tình trạng này?

Dưới đây là những gợi ý hữu ích cho bạn.

bat-nat-giadinhvietnam

Dạy con sống chan hòa, không ích kỷ, bạo lực sẽ giúp con tránh được bạo lực học đường (Ảnh minh họa: Internet)

Cha mẹ đừng nghĩ đó là bạo lực

Khi trẻ bị bắt nạt ở trường, cha mẹ đừng nghĩ con mình đang bị bạo lực. Cha mẹ đừng nghĩ con mình không cần bạn bè, do đó cũng đừng nói với con không chơi với bạn nữa.

Phải hỏi thật kỹ nguyên nhân trước khi can thiệp

Cha mẹ phải luôn thân tình, thân thiện, hỏi thật kỹ và tìm ra nguyên nhân vì sao các bạn bắt nạt con mình. Cha mẹ hỏi con rồi đưa ra kết luận là có phải tại con mình hay không. Những cái đó là vô cùng cần thiết.

Cha mẹ để con để nói rồi phân tích xem lỗi tại con ở đâu, tại bạn như thế nào, ở lớp có bao nhiêu bạn bị bắt nạt và bao lâu thì các bạn lại chơi với nhau.

Cha mẹ cần chủ động dạy bảo, hướng cho con sống thân thiện

Cha mẹ nên gợi mở cho con mình sống thân thiện, chia sẻ với bạn bè. Trên thực tế có nhiều trẻ rất ích kỷ vì cha mẹ luôn dặn con là “ăn một mình nhé, ăn giấu đi nhé”. Từ đó con đã có tính ích kỷ hơn và dễ bị bắt nạt hơn.

Dạy con không bắt nạt người khác

Dạy con cách để không bị bắt nạt rất khó, nhưng nếu cha mẹ dạy con cái không được bắt nạt người khác thì tình trạng bạo lực học đường sẽ cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, nhà trường cần có những chuẩn mực rõ ràng để có quy định: điều gì không được nói và những hành vi nào sẽ được quy kết vào tội bắt nạt người khác. Quy định như vậy để các em hiểu rõ đó không phải là một điều được phép làm.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bắt nạt

- Trẻ bị trầy xước, bầm tím…

- Trẻ bỏ học, giả vờ ốm, sống thu mình..

- Đối với những trẻ liên tiếp là nạn nhân sẽ bị suy nhược cơ thể, dần dần dẫn đến nhút nhát.

- Các hình thức bắt nạt gồm có: đấm, đá, đánh, chế giễu, ăn cắp, xô đẩy, tung tin đồn nhảm, đe dọa, nhục mạ…

-> Những điểm mới trong chính sách về bảo hiểm y tế 2019

Video: Người mẹ đan hình nộm con trai bằng len khiến nhiều người xúc động (Nguồn: VTC14)

Phương Vũ (T/h)  
  • Tin liên quan
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Lợi ích 'vàng' của BHA trong chu trình chăm sóc da
4 lý do đàn ông lười “yêu”
Những mẹo làm đẹp dân gian tuyệt đối không nên thử
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Loại lá quốc dân này chính là 'kem chống nắng tự nhiên'
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Hè nắng nóng, đừng bỏ qua món ăn từ mướp đắng vừa bổ dưỡng, vừa thanh nhiệt
Bị lạc nội mạc tử cung nên và không nên ăn gì?
5 đồ uống buổi sáng giúp kiểm soát huyết áp mà không cần thuốc
Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?
Nhầm lẫn tai hại trong tiệm spa
9 bước cần thực hiện để xây dựng một lối sống lành mạnh
Công thức diện áo thun trẻ trung dành cho phụ nữ U40+
Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày
Những điều cần thực hiện trước khi thoa kem chống nắng
Xem thêm