Chủ nhật, 19/05/2024 10:56
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 16/08/2021 07:30

Cách ly điều trị F0 tại nhà cần chú ý gì, khi nào liên hệ y tế?

Sở Y tế TP.HCM vừa ban hành hướng dẫn về việc chăm sóc người mắc Covid-19 khi cách ly điều trị tại nhà nhằm giảm áp lực cho các cơ sở y tế vốn đang quá tải tại thành phố này.

Chăm sóc F0 tại nhà đúng cách

Theo hướng dẫn của Sở Y tế TP. HCM, người mắc Covid-19 khi cách ly điều trị tại nhà cần mang khẩu trang thường xuyên, trừ khi ăn uống, vệ sinh cá nhân. Bên cạnh đó, thay khẩu trang 2 lần/ngày và khử khuẩn bằng cồn trước khi bỏ khẩu trang.

Cần vệ sinh bề mặt các vật dụng thường xuyên chạm vào như điện thoại, mặt bàn, tay nắm cửa, vòi nước, nút nhấn bồn cầu...

Empty

Cần vệ sinh bề mặt các vật dụng thường xuyên chạm tay vào (Ảnh minh họa)

Đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày hoặc khi có dấu hiệu sốt. Khai báo y tế trên ứng dụng khai báo y tế điện tử mỗi ngày hoặc khi có những triệu chứng bất thường.

Người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin C tự nhiên thông qua các loại thực phẩm như cam, chanh, rau xanh, ớt chuông, gừng, nghệ…; đồng thời cần chú ý uống nhiều nước.

Trong thời gian này, F0 cần cố gắng tập thể dục tại chỗ; trong đó dành tối thiểu 15 phút mỗi ngày để luyện tập các bài tập thở, giúp cải thiện tình trạng hô hấp.

Theo Sổ tay sức khỏe Covid-19 của Đại học Y dược TP.HCM, 3 bài tập thở có thể áp dụng tại nhà gồm: thở chúm môi, thở bằng bụng và thở bằng ngực kết hợp tay để thư giãn.

Người bệnh hoặc người chăm sóc cần lưu lại số điện thoại của nhân viên y tế của phường xã, thị trấn, quận, huyện để được hỗ trợ khi cần thiết.

Khi nào cần liên hệ nhân viên y tế khi cách ly điều trị F0 tại nhà?

Khi xuất hiện một trong những triệu chứng như sốt trên 38 độ C, ho, đau họng, tiêu chảy, mất khứu giác/vị giác, đau nặng ngực, khó thở, F0 có thể liên hệ nhân viên y tế qua tổng đài 1022, nhánh 3 hoặc nhánh 4.

Đối với bệnh nhân có dấu hiệu chuyển nặng với biểu hiện thở nhanh trên 30 lần/phút, thở hụt hơi, tím tái môi hoặc ngón chân, ngón tay, chỉ số SpO2 dưới 95%, cần liên hệ tổng đài 115 hoặc số điện thoại của Tổ phản ứng nhanh tại địa phương để được đưa đến bệnh viện kịp thời.

Empty

Liên hệ ngay với nhân viên y tế khi F0 có triệu chứng ho, sốt, khó thở... (Ảnh minh họa)

Sử dụng thuốc kháng viêm và kháng đông theo chỉ định cho F0 cách ly tại nhà

Bên cạnh những thuốc thiết yếu trị triệu chứng như hạ sốt, ho, sổ mũi và các thuốc nâng cao thể trạng, người bệnh có thể trang bị thêm thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống trong tình huống có chỉ định.

Hai loại thuốc này được dùng theo chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu suy hô hấp và chưa thể liên lạc với nhân viên y tế. Các triệu chứng sớm của suy hô hấp là cảm giác khó thở, nhịp thở trên 20 lần/phút, chỉ số SpO2 dưới 95%.

Theo hướng dẫn của Sở Y tế TP.HCM, có 3 loại kháng viêm corticoid có thể sử dụng.

- Dexamethasone liều dùng cho người lớn là 6 mg/lần/ngày, với trẻ em là 0,15 mg/lần/ngày sau khi ăn (tốt nhất vào buổi sáng).

- Prednisolone liều dùng cho người lớn là 40 mg/lần/ngày, với trẻ em là 1 mg/lần/ngày sau khi ăn (tốt nhất vào buổi sáng).

- Methylprednisolone liều dùng 2 lần/ngày cách nhau 12 tiếng, đối với người lớn là 16 mg/lần, với trẻ em là 0,8 mg/lần sau khi ăn (buổi sáng và buổi tối).

Người bệnh dạ dày cần uống kèm thuốc dạ dày khi dùng kháng viêm. Thời gian sử dụng tối đa là 7 ngày, nếu có đáp ứng tốt.

Đối với thuốc kháng đông dạng uống, chỉ dùng cho người trên 18 tuổi và sử dụng thận trọng nếu bệnh nhân từ 80 tuổi trở lên. Có thể sử dụng 1 trong 3 loại thuốc sau:

- Apixaban liều 2,5 mg, uống 2 lần/ngày.

- Rivaroxaban liều 10 mg, uống 1 lần/ngày.

- Dabigatran liều 220 mg, uống 1 lần/ngày.

Thời gian tối đa sử dụng thuốc là 7 ngày. Lưu ý: Phụ nữ có thai và cho con bú, người có tiền sử suy gan, suy thận, có tiền căn xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết tiết niệu hoặc có các bệnh lý dễ chảy máu không được sử dụng thuốc.

Trước đó ngày 10/8, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn ký quyết định 3802 ban hành hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin Covid-19. Quyết định này cũng thay đổi nhóm người phải trì hoãn tiêm chủng từ 5 phân nhóm xuống còn 3 phân nhóm gồm: Người có tiền sử rõ ràng đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng; Người đang mắc bệnh cấp tính; Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.

Vì vậy, phụ nữ mang thai trên 13 tuần và cho con bú vẫn được tiêm vắc xin (nếu có cam kết), tuy nhiên không áp dụng với vắc xin Sputnik V. Họ thuộc nhóm người cần thận trọng tiêm chủng.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Thúy Ngà  
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Xem thêm