Thứ tư, 15/05/2024 07:23
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 03/11/2018 21:23

Bộ GD&ĐT nói gì về chương trình SGK mới và đổi mới kỳ thi THPT quốc gia?

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng Mai Tiến Dũng cho biết, về đổi mới kỳ thi THPT quốc gia, phải khẳng định đây là thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ vào chiều 3/11, phóng viên có đặt câu hỏi: Người Phát ngôn Chính phủ có nói tại phiên họp vừa rồi Chính phủ có lắng nghe, xem xét báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về thời điểm áp dụng chương trình sách giáo khoa (SGK) mới. Vậy xin cho biết cụ thể quyết định của Chính phủ như thế nào?

Liên quan đến kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, Chính phủ đã lắng nghe Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo. Vậy xin cho biết định hướng của kỳ thi năm tới sẽ ra sao để khắc phục những bất cập của kỳ thi năm vừa rồi?

Đối với 2 câu hỏi trên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, về đổi mới kỳ thi THPT quốc gia, phải khẳng định đây là thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hôm nay, Bộ Giáo dục chỉ báo cáo đến Chính phủ biết, chứ không phải Chính phủ quyết làm sớm hay muộn.

“Vấn đề đổi mới kỳ thi, đổi mới ra đề thuộc trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Liên quan đến kỳ thi, Thủ tướng đã kết luận là yêu cầu thực hiện đúng Nghị quyết số 29 của Trung ương ban hành ngày 4/11/2013, bảo đảm đúng quy định của pháp luật”, Người phát ngôn Chính phủ nói.

Còn riêng vấn đề sách giáo khoa, yêu cầu phải thực hiện tốt tinh thần Nghị quyết số 51 của Quốc hội ban hành ngày 21/11/2017. Trong Nghị quyết ghi rõ lộ trình năm 2020-2021 bắt đầu thực hiện đổi sách giáo khoa tiểu học, chậm nhất là năm 2021 với lớp đầu cấp tiểu học. Đến năm 2021-2022 với lớp đầu của THCS và năm 2022-2023 lớp đầu của THPT.

botruongdung

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

>>>Bộ GD&ĐT đề xuất bỏ chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm

“Tinh thần Thủ tướng kết luận là yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết của Quốc hội, còn việc tổ chức như thế nào thì thực hiện theo đúng yêu cầu của Thủ tướng. Thủ tướng không kết luận phải làm trước hay làm sau mà yêu cầu thực hiện đúng như vậy, tránh đùn đẩy đưa ra trình Chính phủ”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Bổ sung ý kiến cho 2 câu hỏi trên, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho biết, trong phiên họp Chính phủ vừa rồi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình 2 vấn đề. Trong đó có vấn đề về thời gian thực hiện chương trình sách giáo khoa mới, Chính phủ kết luận sẽ thực hiện đúng theo tinh thần của Nghị quyết 51 ban hành ngày 21/11/2017.

Theo lộ trình này, Nghị quyết ghi rõ, thời gian thực hiện chương trình mới chậm nhất là vào năm 2020-2021 với lớp đầu tiên của cấp Tiểu học. Năm 2021-2022 với lớp đầu tiên của cấp THCS và năm 2022-2023 với lớp đầu tiên của cấp THPT. Chỉ đạo của Chính phủ rất rõ là Bộ Giáo dục và Đào tào thực hiện đúng theo tinh thần của Nghị quyết 51.

thutruongdo

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ trả lời câu hỏi của phóng viên

Liên quan đến Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho biết, Chính phủ cũng đã kết luận yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo khắc phục những hạn chế, khuyết điểm còn tồn đọng của Kỳ thi năm học 2017-2018, thực hiện tốt kỳ thi này theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình theo tinh thần kỳ thi phải bảo đảm giảm những áp lực, khó khăn và cũng bảo đảm đánh giá đúng độ tin cậy cũng như chất lượng năm học của học sinh. Phương hướng tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là căn cứ để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho học sinh và đánh giá năng lực học tập của học sinh sau 12 năm học phổ thông và có độ phân hóa phù hợp để có thể là cơ sở xét tuyển đại học.

“Chính vì vậy, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trong cuộc họp Quốc hội cũng đã đưa ra 3 nhóm giải pháp để khắc phục.

Một là làm tốt ngân hàng đề sao cho đề thi phù hợp, có sự phù hợp vừa đánh giá được tốt nghiệp, đại học. Thứ hai là bảo đảm tính bảo mật để học sinh có một kỳ thi tốt hơn.

Thứ ba là giải pháp về kỹ thuật trong công tác coi thi, chấm thi bảo đảm an toàn, sao cho giáo viên chấm thi, nhất là trắc nghiệm, không phải giáo viên của tỉnh mình trực tiếp chấm thi học sinh của mình”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh.

Đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa (Nguồn: VTC14)

Hải Sơn  
Trường quốc tế gần 200 năm tuổi của Anh tại Vinhomes Ocean Park có gì?
Tự ý rủ hàng xóm tiêm mật gấu chữa xương khớp
Ôn thi giữa nắng nóng kỷ lục: Làm gì giúp sĩ tử tươi mát mỗi ngày để ôn bài hiệu quả?
Vì sao lau nhà xong thường ngửi thấy mùi tanh?
Vietcombank dẫn đầu tại ba cuộc thi của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
Làm gì để bản thân luôn tươi mát giữa mùa thi nắng nóng kỷ lục?
Gần 200.000 sản phẩm nước tinh khiết, 620 khối nước ngọt tiếp tục đến tay người dân Bến Tre, Tiền Giang
Sĩ tử hối hả làm mát cơ thể trước nắng nóng mùa cao điểm ôn thi
Hạnh phúc khi còn mẹ
Giúp sĩ tử làm mát cơ thể để tăng tốc ôn thi dưới “chảo lửa” mùa hè
4 sai lầm làm tủ lạnh dễ hỏng khi sử dụng trong mùa hè
Nhiều hoạt động xã hội của SHB tại Điện Biên
T&T Group trao tặng 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện Biên
Nữ bác sĩ bệnh viện K gặp tai nạn hi hữu, nguy cơ bị liệt 2 chân
Ngược biên giới gặp anh nông dân hiến tặng 4.000m2 đất xây trường
Cô gái Lào 'hồi sinh' trên giường bệnh viện Bạch Mai
Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Bật điều hòa trước hay sau khi đóng cửa?
Chuyện rơi nước mắt sau ngôi mộ 2 chị em người Trung Quốc trôi dạt vào biển Hà Tĩnh
Tài xế và thức uống bổ sung năng lượng luôn đồng hành trong mỗi chuyến đi
Xem thêm