Thứ hai, 25/11/2024 16:55     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 06/06/2017 11:18

Bí quyết bảo quản thực phẩm tránh bị ngộ độc mùa nắng nóng

Số vụ ngộ độc thực phẩm có xu hướng gia tăng, một trong những nguyên nhân được xác định là do thời tiết nắng nóng.

Thời tiết nắng nóng oi bức là điều kiện tốt cho các vi sinh vật trong thực phẩm phát triển mạnh. Vì vậy, do chủ quan và bất cẩn, nhiều người đã sử dụng các thức ăn để lâu bên ngoài, không được bảo quản tốt dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm. Các chuyên gia khuyến cáo, bảo quản thực phẩm đúng cách sẽ giảm thiểu nguy cơ ngộ độc và mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

Với các loại thức ăn đã nấu chín, nếu dùng không hết mà muốn để lại thì cách bảo quản tốt nhất là nấu sôi trở lại. Sau đó mở nắp, làm nguội nhanh và cho vào hộp cất vào tủ đông. Đối với thức ăn đã chín, chỉ có thể bảo quản từ 1-2 ngày. Khi dùng lại các loại thực phẩm này, nên nấu sôi lại lần nữa để tiêu diệt vi khuẩn đã thâm nhập và tồn tại trong thức ăn và không tiếp tục lưu trữ lại lần thứ hai. Không lạm dùng lò vi ba để hâm nóng thức ăn đã qua sử dụng, tránh việc mất nhiều chất dinh dưỡng và tạo các chất có hại cho sức khỏe trong thức ăn.

Ngộ độc vì bảo quản thực phẩm sai cách

bi-quyet-bao-quan-thuc-pham-tranh-bi-ngo-doc-mua-nang-nong-giadinhonline.vn 1

Chị em nên để riêng thực phẩm chín và thực phẩm sống

Theo thống kê của Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, trong 2 tuần trở lại đây khi thời tiết miền Bắc chuyển sang nắng nóng, số ca ngộ độc thực phẩm đã tăng lên đáng kể. Trung bình mỗi ngày, trung tâm tiếp nhận 10 bệnh nhân nhập viện do ngộ độc thực phẩm, nguyên nhân chủ yếu là do ăn phải thức ăn nhiễm vi sinh vật. Mặc dù số ca bệnh không tăng đột biến nhưng so với thời điểm đầu năm cũng đã tăng gấp 4 - 5 lần. Trước tình trạng trên, cục An toàn thực phẩm đã chỉ rõ nguyên nhân chính là do thời tiết nóng ẩm của mùa hè, tình trạng thiếu nước sạch để chế biến, vệ sinh dụng cụ, cùng với đó điều kiện bảo quản thực phẩm không an toàn, nguyên liệu, thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Nguyên nhân đáng ngại nhất là ngộ độc do bảo quản thực phẩm từ tủ lạnh sai cách. Hiện nay, hầu hết các gia đình đều có tủ lạnh, đây là công cụ hữu hiệu để bảo quản thực phẩm đặc biệt trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải cứ bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là không lo ngộ độc thực phẩm. Sử dụng tủ lạnh không đúng cách cũng có thể gây hư hỏng thực phẩm dẫn đến ngộ độc thực phẩm. PGS.TS Trần Đình Toán, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu nghị – thành viên của nhóm nghiên cứu cảnh báo, nguy cơ ngộ độc thức ăn từ đồ ăn chứa trong tủ lạnh rất cao.

Một ngăn tủ lạnh chứa đầy thực phẩm sẽ chặn luồng không khí lạnh lưu thông khiến nhiệt độ bảo quản không được như mong muốn. Bên cạnh đó, thực phẩm không được phân loại (thực phẩm sống và thực phẩm chín) hoặc không được sơ chế, không bao gói cẩn thận là nguồn ô nhiễm chéo, gây nhiễm khuẩn thực phẩm. Chỉ nhiệt độ đông trên ngăn đá có thể ức chế hầu hết các loại vi sinh vật, nhưng ở các ngăn còn lại, một số loài vi sinh vật chịu được lạnh vẫn phát triển.

Bảo quản thực phẩm đúng cách

Bác sĩ dinh dưỡng Doãn Thị Tường Vi - Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng khuyến cáo: “Mùa nóng, thực phẩm cần được chế biến càng sớm càng tốt. Khi nấu chín, mọi người nên ăn ngay để đảm bảo độ tươi ngon của nó, tránh hư hao chất dinh dưỡng và không bị ô thiu, nhiễm khuẩn”. Trong việc bảo quản thực phẩm, bác sĩ Doãn Thị Tường Vy đưa ra một số cách đảm bảo an toàn như sau:

bi-quyet-bao-quan-thuc-pham-tranh-bi-ngo-doc-mua-nang-nong-giadinhonline.vn 2

Bác sĩ Doãn Thị Tường Vi chia sẻ

Thứ nhất, đối với thực phẩm tươi sống: Để tiết kiệm thời gian, các bà nội trợ thường mua một lượng lớn thức ăn đủ cho vài ngày. Tuy nhiên việc phân loại, cất giữ lượng thực phẩm lớn không phải đơn giản. Vậy nên, cách tốt nhất là dành ra ít thời gian đi chợ để mua thức ăn đủ dùng trong ngày. Thực phẩm trong ngày vừa đảm bảo giá trị dinh dưỡng, lại vừa an toàn.

Với các loại rau xanh: Sau khi mua về rửa sạch, nhặt bỏ bớt lá sâu, úng, để nơi khô ráo, thoáng mát hoặc ngăn mát tủ lạnh. Nếu chưa ăn ngay không nên rửa hoặc ngâm nước vì nước làm rau mau úng và chất bẩn có thể ngấm vào rau khiến rau mau hư hơn. Với bông cải, cải bắp: nếu không để trong tủ lạnh, có thể dùng giấy báo bọc kín, để nơi thoáng mát. Với các loại rau củ: Để nơi mát mẻ có thể bảo quản từ 2-3 ngày tùy loại, hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh, bảo quản được từ 5-7 ngày. Trái cây: Mua về rửa sạch để chỗ mát. Với dưa hấu, dưa gang, nên mua trái nhỏ, vừa ăn để sau khi cắt ra là ăn hết. Nếu ăn không hết, nhớ dùng một miếng ni lông đậy lên mặt dưa để giữ cho dưa không bị khô và làm giảm hương vị.

Thịt gia cầm, trứng, hải sản chế biến… cần cho ngay vào tủ lạnh càng sớm càng tốt. Nếu trong thời tiết thực sự rất nóng (trên 32 độ C) không nên để bên ngoài quá một giờ. Cá mua về rửa sạch, để thật ráo nước, cạo rửa sạch bằng da, bỏ mang, ruột trước khi bảo quản trong tủ lạnh. Sau khi sơ chế , chia thịt, cá ra thành các phần vừa ăn để tiện cho việc bảo quản và rã đông sử dụng. Nếu cần, sau khi rửa sạch, tẩm ướp và cho vào ngăn tủ lạnh. Đối với các loại hải sản như tôm, cua, sò, ốc… chỉ nên chọn loại còn sống, được chế biến ngay sau khi mua về từ 3-5 giờ đồng hồ và dùng trong ngày.

Về nguyên tắc, thực phẩm tươi sống có thể để được đến một năm nếu được cấp đông từ -180 đến -300, cấp đông với nhiệt độ -360 thì bảo quản được đến 18 tháng. Tuy nhiên, các bác sĩ dinh dưỡng đưa ra lời khuyên, khi để lâu thì một số enzyme trong thực phẩm sẽ tự phân hủy và chuyển hóa, làm cho thực phẩm ít nhiều mất đi một số chất dinh dưỡng, chất béo hòa tan… Do vậy, thời gian bảo quản tối đa trong ngăn đá đối với thịt bò, cừu, dê là từ 7 - 10 ngày; thịt heo, gà, vịt khoảng 7 ngày. Riêng với cá, nên sử dụng trong vòng 3 ngày từ khi cất giữ trong ngăn đá để cá được tươi ngon hơn.

Thứ hai, đối với thức ăn đã nấu chín: Nếu thời tiết mát mẻ, các loại thức ăn đã qua chế biến có thể để được từ 4-6 giờ, nhưng vào mùa nóng thì sẽ dễ ôi thiu nếu không bảo quản tốt. Với cơm, tốt nhất vẫn là nấu bữa nào dùng hết bữa nấy. Tuy nhiên, khi phải để lại, cần chú ý không để các loại món ăn khác dính vào phần cơm. Cơm dùng xong để chỗ thoáng mát, đậy bằng rổ thưa hoặc cho vào tủ lạnh, ngăn mát. Thức ăn nấu xong nên ăn ngay. Nếu còn lại phải cho ra bát để riêng, không cho phần còn thừa vào nồi trở lại. Những món tái nên hạn chế trong thực đơn ngày nóng. Không sử dụng chung đĩa và chung thớt để đựng hoặc chế biến thực phẩm tươi sống hoặc đã nấu chín.

→ Các bệnh thường gặp trong mùa nắng nóng và cách phòng bệnh hiệu quả

Minh Anh

Tags:
Vì sao hút thuốc mỗi ngày vẫn sống 90 tuổi, người không hút lại ung thư phổi?
Nguy cơ đột quỵ do thói quen gội đầu ngoài tiệm
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh gì?
Luôn nghĩ mình tài giỏi, cô gái trẻ 'té ngửa' khi đi khám bác sĩ tiết lộ điều này
Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?
Xem thêm