Chủ nhật, 19/05/2024 12:24
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 27/02/2023 05:30

Bi hài chuyện nam bác sĩ phụ khoa: Bệnh nhân tái mặt sợ làm rộng... “chỗ ấy”

Với sự phát triển của xã hội đã có không ít nam bác sĩ chọn chuyên ngành khoa sản để theo học. Tuy vậy, việc bác sĩ nam khám phụ khoa cũng khiến nhiều chị em ngại ngần, xấu hổ, thậm chí sợ tay to làm rộng... “chỗ ấy”.

Ngại ngùng khi gặp bác sĩ sản khoa nam

Việc bác sĩ nam xuất hiện trong phòng sinh không còn là hiện tượng cá biệt, tuy vậy nhiều sản phụ sinh con lần đầu vẫn tỏ ra ngại ngùng khi biết tin người đỡ đẻ cho mình. Nhưng có điều đặc biệt, các ca sinh thường và phẫu thuật mổ lấy thai, bác sĩ nam luôn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của nhiều bệnh viện.

Điều này được lý giải, khoa phụ sản đa phần là các bác sĩ nữ nếu việc bác sĩ nam “lọt vào tầm ngắm” của các bệnh viện Phụ sản là do họ có trình độ chuyên môn. Chính vì sự “chọn lọc khắt khe” này mà đội ngũ y bác sĩ nam luôn có trình độ tay nghề cao.

NIK_5257 (1) (1)

Không ít chị em ngại ngùng khi khám phụ khoa gặp bác sĩ nam.

Chia sẻ về những câu chuyện “dở khóc, dở cười” khi khám bệnh cho chị em, ThS.BS Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương kể lại những ngày tháng mới bắt tay vào công việc nhạy cảm mà không kém phần phức tạp với nhiều tình huống bi hài ở phòng khám sản phụ khoa.

Nhớ lại những ngày đầu bước vào nghề, bác sĩ Thành cho biết, ngày đó anh được giao khám cho một nữ bệnh nhân. Trong lúc khám chị này lo sợ tay bác sĩ nam thường to động vào sẽ làm rộng “chỗ ấy” nên co cứng người khiến bác sĩ không thể thực hiện việc thăm khám.

“Khám sản phụ khoa thường có 2 bước. Bước một là đặt mỏ vịt vào trong cơ quan sinh dục và bước thứ hai thường khám bằng tay. Tuy nhiên bệnh nhân e ngại mỏ vịt to, tay bác sĩ to mà đau đớn nên thường co cứng người rất khó khám.

Thực tế, không phải chị em phụ nữ đau do mỏ vịt hay tay bác sĩ to mà là bởi chị em quá căng thẳng. Những lúc như vậy, chúng tôi phải tác động tinh thần, động viên, trấn an chị em yên tâm, thả lỏng cơ thể để không còn đau đớn.

Đây cũng là lời nhắn nhủ đến các chị em đi khám phụ khoa lần đầu hoặc chưa bao giờ đi khám cần thoải mái tinh thần, tin tưởng, yên tâm bác sĩ thì sẽ không bị đau”, bác sĩ Thành nói.

Bác sĩ Thành cũng cho hay, bất kể là bác sĩ nam hay nữ, khi đã khoác lên mình trang phục bác sĩ, họ sẽ chấp hành sứ mệnh to lớn là cứu người, chữa bệnh, lấy an toàn tính mạng của người bệnh làm điều kiện tiên quyết hàng đầu. Do đó, chị em nên tin tưởng ở bác sĩ để quá trình khám chữa bệnh đạt kết quả cao.

Bác sĩ Thành chia sẻ về những ngày đầu thăm khám cho bệnh nhân.

Làm bác sĩ sản khoa thấy thấu hiểu và yêu thương vợ nhiều hơn

Trước câu hỏi về những lời đồn của nhiều người cho rằng bác sĩ Sản - Phụ khoa, y học tình dục tiếp xúc với bộ phận nhạy cảm nhiều nên quen, về với vợ bị chai lì cảm xúc, bác sĩ Thành cười và cho biết, anh gặp không ít những câu hỏi như thế này.

Tuy nhiên, theo vị bác sĩ cơ quan tình dục lớn nhất của con người là não bộ, là phần trên chứ không phải 1% ở “phần dưới”. Do vậy khi học về y học tình dục, bác sĩ Thành thấy yêu vợ hơn, cuộc sống gia đình hạnh phúc hơn.

“Nhiều người hay nói là yêu của lạ, yêu cái mới thì rất dễ nhưng để yêu được cái cũ, yêu được vợ 10 - 20 năm bên nhau đòi hỏi nhiều cố gắng và kiến thức trong đó.

Chính những kiến thức nghiên cứu về y học tình dục như trị liệu cặp đôi, cách ứng xử trong vợ chồng, các hoạt động tình dục ra sao,… đã giúp tôi hiểu rõ hơn vợ mình có bị đau đớn khi ái ân, có đạt được thăng hoa trong tình dục hay không,… nhờ đó vợ chồng tôi như yêu nhau trở lại”, bác sĩ Thành bật mí.

Bác sĩ Thành giải thích trước lời đồn "Bác sĩ Sản - Phụ khoa, y học tình dục tiếp xúc với bộ phận nhạy cảm nhiều nên quen, về với vợ bị chai lì cảm xúc".

Khác với suy nghĩ của nhiều người, nhiều năm trong nghề, đã từng trực tiếp khám bệnh cho hàng nghìn nữ bệnh nhân bác sĩ Phan Chí Thành cho rằng anh là người may mắn khi đã lựa chọn và theo đuổi công việc của một bác sĩ sản khoa. Người ngoài chỉ nghe và cảm nhận qua lời nói còn anh thì khác, anh được tận mắt chứng kiến và hiểu để từ đó cảm thông hơn với những người phụ nữ về những nỗi đau, những điều thầm kín mà không phải lúc nào họ cũng có thể nói ra.

-->> Dùng “áo mưa” vẫn mang thai: Đây mới là lý do nhiều cặp đôi mắc phải

Thúy Ngà  
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Xem thêm