Thứ bảy, 31/05/2025 08:55     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 25/02/2023 05:30

Dùng “áo mưa” vẫn mang thai: Đây mới là lý do nhiều cặp đôi mắc phải

“Áo mưa” chỉ có tác dụng giúp phòng tránh thai và các bệnh lây lan qua đường tình dục khi chúng được sử dụng đúng cách.

Tìm đến bệnh viện và chia sẻ với bác sĩ, chị Nguyễn Thị Hoa - Hà Nội (tên nhân vật đã được thay đổi) cho biết, chị và bạn trai đã từng quan hệ và dùng bao cao su để tránh thai. Tuy nhiên, thời gian gần đây cơ thể chị có nhiều thay đổi giống như mang bầu khiến chị vô cùng lo lắng.

"Mỗi lần "ái ân", bạn trai em đều sử dụng bao cao su để phòng tránh. Nhưng vì muốn có cảm giác thật khi làm “chuyện ấy” nên anh ấy chỉ đeo bao khi chuẩn bị xuất tinh. Tuy nhiên, thời gian gần đây cơ thể em rất khác, đặc biệt đã chậm kinh mấy ngày liền, em rất lo lắng nếu để “dính” bầu. Xin bác sĩ cho biết bao cao su có an toàn 100% không và nên sử dụng thế nào để hiệu quả tốt nhất”, chị Hoa cho hay.

Trao đổi về chủ đề này, ThS.BS Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục được nhiều người lựa chọn bởi không chỉ giúp tránh thai an toàn, biện pháp này còn giúp cả hai tránh nguy cơ viêm nhiễm, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục...

Về khả năng tránh thai, bao cao su có hiệu quả khoảng 80%, thậm chí có thể lên đến 98%. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào chất lượng và cách sử dụng.

ao mua

Ảnh minh họa

Thực tế, bác sĩ Thành cho biết, anh gặp không ít cặp đôi đến khám tỏ ra bất ngờ trước tin có bầu dù đã mặc "áo mưa". Lý do bạn trai không chịu đeo bao ngay từ lúc dạo đầu, chỉ khi sắp xuất tinh mới vội vàng sử dụng.

Bác sĩ Thành cho hay, nhiều người cho rằng “áo mưa” dùng để chặn tinh trùng lọt vào “cô bé” nên họ chỉ đeo vào khi gần xuất tinh là quan niệm hoàn toàn sai lầm, có thể dẫn đến chuyện có thai ngoài ý muốn. Hơn nữa, đeo bao trong trạng thái lập cập, vội vàng, móng tay sắc có thể vô tình làm rách bao mà không biết.

“Trong quá trình “yêu”, “cậu bé” có thể rỉ ra chất dịch có chứa tinh trùng và nếu lúc ấy không có bao cao su ngăn chặn thì chúng đã có thể bắt đầu công cuộc xâm nhập và gây “vỡ kế hoạch”. Đó là chưa kể, khi gần “xuất binh”, bạn phải ngừng lại để mang “áo mưa” sẽ làm giảm đi khoái cảm, hứng khởi trong “chuyện yêu” hoặc bạn chưa kịp mang “áo mưa” mà do quá cao hứng và “xuất binh” thì hậu quả càng khôn lường hơn”, bác sĩ Thành cho hay.

Do đó, bác sĩ Thành khuyến cáo, để "áo mưa" có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ làm “vệ sĩ” của nó, bạn phải đeo chúng trong suốt quá trình quan hệ, dù bạn có đang áp dụng một phương pháp tránh thai khác.

Đừng chỉ đeo bao sau khi đã có sự tương tác với "cô bé" hoặc tháo nó trước khi kết thúc "cuộc yêu". Bởi vì việc tương tác này có thể dẫn đến bệnh lây nhiễm qua đường “yêu”. Vì thế, hãy đeo “áo mưa” ngay từ đầu và để yên cho tới khi "xong chuyện".

-->> Lần đầu làm “chuyện ấy” có đau không, phải làm thế nào?

Kim Ngân  
'Yêu' bao nhiêu lần mỗi tuần để tốt cho sức khỏe?
Mang thai vị thành niên gây tử vong hàng đầu đối với trẻ em gái 15 - 19 tuổi
Vượt qua mãn kinh nhẹ nhàng khi nhận diện sớm 5 triệu chứng
5 năm kết hôn, lần đầu được làm mẹ sau nhiều lần 'mất con'
Phụ nữ TP. HCM sinh đủ hai con trước 35 tuổi được hỗ trợ 3 triệu đồng
Bé gái nặng hơn 3 kg được sinh ra trong bọc ối còn nguyên vẹn
Tỉnh thành nào có mức chênh lệch giới tính cao nhất cả nước?
Mất cân bằng giới tính khi sinh: Thách thức nhân khẩu học, đe dọa ổn định xã hội
Hội KHHGĐ tỉnh Bình Dương cung cấp hơn 2.400 lượt dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ
Sản phụ 33 tuổi bị biến chứng sản khoa 100.000 người chỉ hơn chục người mắc
Xem thêm