Thứ năm, 10/07/2025 12:15     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 26/10/2023 07:30

Bệnh viêm quanh răng nguy hiểm không, phòng tránh như thế nào?

Bệnh viêm quanh răng nguy hiểm không, phòng tránh như thế nào khi điều trị bệnh này là một phức hợp bao gồm điều trị toàn thân và điều trị tại chỗ qua nhiều giai đoạn.

Viêm quanh răng là một trong những bệnh thường gặp nhất trong răng miệng. Đặc điểm của bệnh là viêm lợi mãn tính có túi quanh răng.

Trên lâm sàng bệnh nhân có biểu hiện lợi sưng đỏ, chảy máu mà không chịu bất kỳ tác động nào, nhiều cao răng trên và dưới lợi, ấn vào túi lợi thấy dịch chảy ra, hơi thở có mùi khó chịu, răng lung lay, tụt lợi hở cổ chân răng, túi lợi bệnh lý. Trên phim X.Quang có hình ảnh tiêu xương ổ răng.

Điều trị viêm quanh răng là một phức hợp bao gồm điều trị toàn thân và điều trị tại chỗ qua nhiều giai đoạn, điều trị không phẫu thuật và điều trị phẫu thuật...

Việc hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân viêm quanh răng chiếm một vai trò khá quan trọng đưa lại kết quả phục hồi tốt cho bệnh nhân.

Viem-rang01

Theo các chuyên gia Khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh Viện Bạch Mai, mọi người nên biết cách phòng và chăm sóc bệnh nhân viêm quanh răng. Dưới đây là một số biện pháp dự phòng bệnh:

- Khám răng định kỳ phát hiện các bệnh lý về răng miệng, các yếu tố thuận lợi làm trầm trọng thêm bệnh lý như răng chen chúc, cầu chụp làm sai quy cách.

- Hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách. Chải răng 2 lần/ngày buổi sáng sau khi ăn sáng (sau 15- 30 phút) và buổi tối trước khi đi ngủ.

Bệnh viêm quanh răng có tính chất mãn tính và cần có thời gian kiểm soát lâu dài, nếu không duy trì vệ sinh răng miệng tốt hàng ngày, bệnh chẳng những không thuyên giảm mà còn tiến triển nặng hơn, hoặc đã khỏi nhưng lại tái phát trở lại.

Tư vấn lấy cao răng 3 - 6 tháng/1 lần vì cao răng thường là nguyên nhân gây viêm lợi, viêm quanh răng.

Sử dụng thuốc (Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng theo đơn bác sĩ kê). Đây là chỉ định để giải quyết các trường hợp cấp tính

Nước súc miệng : Loại có Chlorhexidine để diệt vi khuẩn vùng quanh răng; Gel kháng sinh; Thuốc kháng sinh toàn thân

- Chế độ ăn uống: Tránh thức ăn cay, quá nóng, thức ăn quá cứng. Thức ăn đủ chất dinh dưỡng, bổ sung đủ vitamin, uống đủ nước.

Bên cạnh đó, cần đặc biệt chú ý đối với bệnh nhân có bệnh toàn thân ví dụ như tiểu đường, HIV, các bênh về máu... thường dễ mắc bệnh lý răng miệng nghiêm trọng có thể dẫn đến mất răng. Cần phối hợp điều trị với bác sĩ chuyên khoa.

-> Ê buốt sau nhổ răng khôn khắc phục thế nào?

Nam Anh  
Ngạt mũi kéo dài, nam thanh niên 26 tuổi bất ngờ phát hiện khối sỏi 3cm trong mũi
Nghĩ viêm da, đi khám mới biết đã xuất hiện 6 dấu hiệu ung thư vú nhưng chủ quan làm ngơ
Nặn mụn tưởng vô hại nhưng tiềm ẩn rủi ro, cần tránh vùng “tam giác tử thần” trên mặt
Khối nghỉ hè 'cầu cứu' vì thú vui hát karaoke của phụ huynh
Nhiễm trùng huyết nhập viện sau khi dùng tay nặn mụn bọc
Long Châu hợp tác Bộ Y tế “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Sự thật trẻ oà khóc khi thấy người lạ 'dữ vía'
Quảng Ninh tổ chức bộ máy ngành y tế theo mô hình chính quyền 2 cấp
Chủ quan chó nhà cắn, bé 8 tuổi nguy kịch do không tiêm vắc xin
Long Châu kết hợp GSK đưa thuốc điều trị hô hấp, viêm tai giữa cho trẻ em Việt Nam
Bé trai 3 tuổi nhập viện gấp do tự điều trị cúm B tại nhà
Những bệnh lý tai mũi họng phổ biến nhất ở trẻ vào mùa hè
Phân loại u xơ tử cung hiện nay như thế nào?
Sản phụ 30 tuổi 'vượt cạn' cùng khối u xơ tử cung nặng 1,6kg
Xuyên đêm lấy đa tạng từ người chết não, ghép thận thành công cho 2 bệnh nhân
Thủng ruột và nội tạng do nuốt phải xương cá
Thường xuyên mệt mỏi, ợ chua, đi khám phát hiện cùng lúc 5 bệnh nguy hiểm
Loại bỏ khối u tuyến giáp chiếm trọn vùng cổ của cụ bà 71 tuổi
Biến chứng viêm mũi xoang cấp sau thời gian tự mua kháng sinh điều trị
Cứu sản phụ 40 tuổi bị suy thai cấp nguy kịch
Xem thêm