Thứ tư, 24/04/2024 10:44
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 21/05/2022 06:00

Bệnh tay chân miệng có lây không, ai dễ mắc bệnh?

Tay chân miệng là bệnh lý thường gặp ở nhiều quốc gia châu Á, trong đó có nước ta. Do đó, việc phòng và tránh bệnh là điều quan trọng để bảo vệ sức khoẻ cho bé.

Hiện nay thời tiết đang chuyển mùa với khí hậu nóng ẩm là thời điểm bệnh tay chân miệng có nguy cơ gia tăng và có thể bùng phát dịch nếu không kịp thời phòng chống.

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc nhóm Enterovirus gây ra, với các dấu hiệu bệnh như sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.

Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Tại Việt Nam, số ca nhiễm bệnh này có xu hướng tăng trong khoảng tháng 3-5 và tháng 9-12. Bệnh có nguy cơ lây nhiễm mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau khi một bệnh nhân nhiễm bệnh và có thể kéo dài vài tuần do vi rút khu trú trong phân.

tay-chan-mieng-cap-do-1-5-600x400

Bệnh tay chân miệng gây ra những vết loét trên cơ thể (Ảnh minh họa)

Bệnh tay chân miệng có lây không?

Các chuyên gia y tế đã khuyến cáo rằng bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan. Bệnh có thể lây lan dễ dàng qua đường hô hấp và tiêu hoá, mũi và cổ họng như dịch mũi, dịch hầu họng, nước bọt. Thêm vào đó, virus cũng có thể phát tán ra ngoài môi trường qua phân của người bệnh.

Ngoài ra, bệnh tay chân miệng có thể lây lan do virus có trong những giọt bắn khi người mắc bệnh hắt hơi hoặc ho. Những giọt chứa virus này bám vào các đồ vật, gián tiếp lây bệnh cho người khỏe mạnh nếu họ cầm đồ vật đó lên rồi đưa tay vào miệng hoặc chạm vào mặt.

Một người bệnh có thể lây nhiễm bệnh cho người khác trong thời gian ủ bệnh, trước khi các triệu chứng phát triển và khả năng lây lan cao nhất trong tuần đầu tiên sau khi phát bệnh.

Tuy nhiên, một số trường hợp có thể phát tán virus ra ngoài môi trường trong nhiều tuần sau khi các triệu chứng và dấu hiệu thuyên giảm. Một số người, đặc biệt là ở người trưởng thành có thể không xuất hiện triệu chứng nhưng vẫn có thể lây nhiễm cho cộng đồng..

Ai dễ mắc bệnh tay chân miệng?

Bệnh tay chân miệng chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, thường là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trẻ càng nhỏ thì các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, tất cả những ai chưa từng mắc bệnh đều có nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc với các dụng cụ hoặc bề mặt bị nhiễm vi rút do người bệnh chạm vào, nhưng không phải ai bị nhiễm vi rút cũng có biểu hiện của bệnh.

Trẻ em có nguy cơ lây nhiễm vi rút và mắc bệnh cao hơn vì các em có khả năng đề kháng và miễn dịch yếu hơn người lớn. Hầu hết người lớn được miễn dịch nhưng những trường hợp thanh thiếu niên và người trưởng thành bị nhiễm vi rút cũng không phải là hiếm.

Phụ nữ mang thai cần phòng tránh bệnh, không nên tiếp xúc gần gũi với người nhiễm bệnh bởi có khả năng lây nhiễm và truyền vi rút sang cho con ngay trước khi sinh hoặc trong khi sinh.

Điều đáng lưu ý là một người có thể nhiễm bệnh tay chân miệng nhiều lần do mỗi lần nhiễm bệnh, cơ thể chỉ tạo ra kháng thể với một loại vi rút nhất định. Do đó dù đã từng nhiễm, người bệnh vẫn có thể mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm vi rút khác thuộc nhóm Enterovirus.

tay chan mieng

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng cao hơn (Ảnh minh họa)

Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị, do đó để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

-->> Sai lầm của cha mẹ khiến trẻ bị tay chân miệng ngày càng nặng

Kim Ngân  
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Tầm soát sức khỏe toàn diện giúp chủ động cuộc sống
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Dấu hiệu u xơ tử cung thường gặp là gì?
Chuyên gia y tế thế giới bàn chiến lược cải thiện sức khỏe và bất bình đẳng giới
Thịt gà có 6 dấu hiệu này tuyệt đối không ăn
Cải thiện ngồi lâu giúp tăng tuổi thọ ở người lớn tuổi
Loại thực phẩm giúp vui vẻ cả ngày phải bổ sung thường xuyên trong bữa ăn
Hoạt động thể chất làm giảm 23% nguy cơ bệnh tim
Công thức “vàng” cho bữa ăn nhẹ dinh dưỡng, tiện lợi từ sữa tươi và yến mạch
Hoại tử vùng rốn sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng
Tập thể dục buổi tối giúp giảm 61% nguy cơ tử vong sớm
Chế độ ăn của người dân Vùng xanh: Bí quyết sống lâu sống khoẻ
Lão hoá và và 4 cách làm chậm lại sự già đi của cơ thể
Cao huyết áp uống rượu được không?
Bé gái 12 tuổi bị xâm hại sinh con: Chuyên gia nhắn nhủ gì với phụ huynh?
Xem thêm