Thứ sáu, 22/11/2024 07:54     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 19/05/2022 07:30

Sai lầm của cha mẹ khiến trẻ bị tay chân miệng ngày càng nặng

Theo các bác sĩ, mặc dù tay chân miệng không phải là bệnh mới nhưng hiện nay vẫn còn nhiều quan niệm sai lầm của phụ huynh trong cách chăm sóc khiến tình trạng bệnh của trẻ trở nặng thêm.

Dễ nhầm lẫn bệnh tay chân miệng với bệnh khác

Theo thống kê của Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh), chỉ trong 2 tuần đầu tháng 5, số ca khám bệnh tay chân miệng ngoại trú tại bệnh viện đã gia tăng nhanh chóng lên đến 497 ca và nội trú là 40 ca, trong khi cùng thời điểm tháng 4 chỉ có 61 ca điều trị ngoại trú và 9 ca nội trú.

Hầu hết bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt nhiều ngày liên tục, kèm theo các mụn nước nổi đỏ ở tay, chân; thậm chí vết loét ở họng làm cản trở việc ăn uống của trẻ.

ThS.BS Nguyễn Đình Qui, phụ trách điều hành khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 nhận định: Số ca mắc tay chân miệng sẽ tiếp tục tăng cao trong 1-2 tuần tiếp theo. Hiện tại, tỷ lệ nhập viện hầu hết ở mức độ nhẹ, còn mức độ 2B (mức độ nặng) chỉ chiếm khoảng 5-6%.

Theo các bác sĩ, bệnh tay chân miệng là bệnh do siêu vi trùng đường ruột gây ra, thường xảy ra ở lứa tuổi nhà trẻ. Trẻ bị tay chân miệng có các biểu hiện như sốt, đau họng, loét miệng, lợi, lưỡi, mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông... nếu không quan sát kỹ, có thể nhầm lẫn với các bệnh phát ban hay thủy đậu.

20210517_tre-mac-tay-chan-mieng-thuong-xuat-hien-nhung-not-ban-do-va-bi-loet-o-vung-niem-mac-mieng-3

Nếu không quan sát kỹ, nhiều người bị nhầm lẫn bệnh tay chân miệng với các bệnh khác (Ảnh minh họa)

ThS.BS Lê Phan Kim Thoa, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh cho biết, đến nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị và bệnh tay chân miệng chủ yếu được điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau do các vết loét gây nên và điều trị các biến chứng nếu có.

Đối với những trường hợp nhẹ, chỉ cần sử dụng thuốc giảm đau, an thần… Tuy nhiên, trẻ cần được theo dõi sát để xử trí kịp thời những biến chứng có thể xảy ra. Bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày, những nốt hồng ban sẽ lặn đi, không để lại sẹo nhưng nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus Entero 71 thì có thể dẫn đến tử vong do biến chứng viêm não màng não, viêm cơ tim, phù phổi… nếu không xử trí kịp thời.

Sai lầm của cha mẹ khiến trẻ bị tay chân miệng càng trở nên nghiêm trọng

Theo ThS.BS Lê Phan Kim Thoa, mặc dù tay chân miệng không phải là một bệnh mới, nhưng hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều ngộ nhận sai lầm của cha mẹ khi chăm sóc con, khiến bệnh tình càng thêm trầm trọng.

Chẳng hạn như nhiều cha mẹ khi thấy con nổi mụn nước, vẫn theo thói quen cũ là sử dụng thuốc xanh Methylen vô tình che lấp các dấu hiệu, dẫn đến việc chẩn đoán chậm trễ và khó theo dõi tình trạng bệnh. Bởi vì chẩn đoán tay chân miệng là nhìn những tổn thương ở trong miệng và ngoài da chứ không xét nghiệm. Đặc biệt, một số gia đình bôi những loại cây cỏ, lá cây hoặc những loại thuốc trôi nổi mà mình không biết được thành phần, cực kỳ nguy hiểm cho trẻ.

tcm

Những sai lầm của cha mẹ trong chăm sóc trẻ bị tay chân miệng khiến tình trạng bệnh của bé càng trở thêm nghiêm trọng (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, một số phụ huynh quan niệm khi trẻ bị tay chân miệng càng ủ trẻ, hạn chế tắm rửa để trẻ ra ban càng nhiều thì sẽ càng mau lành. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai, bởi nếu ủ trẻ nhiều quá trẻ sẽ bị nhiễm trùng da, để lại sẹo. Trong khi chăm sóc trẻ tay chân miệng cần giữ cho các nốt ban thoáng sẽ mau lành hơn và không để lại sẹo.

Phụ huynh cũng thường nghĩ con mình ở nhà thì không thể nào bị bệnh tay chân miệng được, nhưng theo các bác sĩ, tay chân miệng có thể lây qua trung gian người chăm sóc. Trẻ không đi nhà trẻ vẫn có thể mắc bệnh do tiếp xúc người mắc bệnh không có triệu chứng, thường là người lớn.

Hay quan niệm chỉ có những trẻ nhỏ mới bị tay chân miệng là không đúng. Tay chân miệng đa số chỉ gặp ở những trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt những trẻ dưới 3 tuổi nhưng thực tế, người lớn vẫn có thể bị và trẻ lớn vẫn có thể bị tay chân miệng. Thậm chí, nhiều trẻ lớn mắc tay chân miệng cũng có thể gặp biến chứng dẫn đến suy hô hấp, suy tuần hoàn…

Bác sĩ Nguyễn Đình Qui lưu ý: "Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám khi phát hiện các biểu hiện của bệnh. Nếu nhẹ sẽ được các bác sĩ điều trị ngoại trú, tránh để diễn tiến nặng. Vì nhập viện trễ sẽ có những biến chứng khó lường như viêm não màng não, viêm cơ tim tối cấp dễ dẫn đến nguy cơ tử vong trong khoảng 24 giờ nếu không kịp thời can thiệp".

-->> Dấu hiệu nặng cảnh báo bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Thúy Ngà  
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh gì?
Luôn nghĩ mình tài giỏi, cô gái trẻ 'té ngửa' khi đi khám bác sĩ tiết lộ điều này
Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?
Hơn 30.000 người Việt tử vong do tai nạn thương tích mỗi năm
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Xem thêm