Thứ năm, 21/11/2024 09:46     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 09/07/2024 05:00

Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào, ai dễ mắc bệnh?

Liên quan đến trường hợp nữ sinh ở Nghệ An tử vong do bệnh bạch hầu, 119 người phải cách ly khiến nhiều người hoang mang, lo lắng. Căn bệnh này nguy hiểm như thế nào, ai dễ mắc?

Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào?

Điều dưỡng Hà Thị Thanh Hoa, khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội cho biết, bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc, các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.

Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae thuộc họ Corynebacteriaceae là nguyên nhân gây bệnh bạch hầu. Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae có 3 type là Gravis, Mitis và Intermedius.

Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh còn có thể lây bằng việc tiếp xúc với đồ vật có dính chất bài tiết từ người bệnh.

Người mắc bệnh bạch hầu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể tử vong (Ảnh minh họa)

Ai có thể mắc bệnh bạch hầu?

Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác, như:

- Trẻ lớn và người lớn tiếp xúc với bệnh nhân mắc/nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu hoặc sống tại các khu vực nguy cơ cao.

- Trẻ em và người lớn chưa được tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu theo lịch hoặc tiêm phòng bạch hầu chưa đầy đủ.

- Người đi du lịch đến vùng dịch tễ.

- Những người sống trong điều kiện đông đúc, mất vệ sinh.

- Trẻ em dưới 15 tuổi chưa có miễn dịch.

- Trẻ sơ sinh có miễn dịch thụ động từ mẹ truyền sang con nên không dễ mắc bệnh. Tuy nhiên, miễn dịch thụ động sẽ mất đi khi trẻ 6 tháng-1 tuổi. Nếu không được tiêm vaccine, trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao.

- Những người suy giảm miễn dịch rất dễ mắc bệnh và có tỷ lệ tái nhiễm bệnh.

Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người mắc bệnh bạch hầu có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Liên quan đến trường hợp tử vong do mắc bạch hầu ở Nghệ An, ngày 8/7, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) Nghệ An cho biết, ngành y tế địa phương đang tích cực điều tra, giám sát, lấy mẫu xét nghiệm, khử trùng, cách ly... những người đã tiếp xúc với bệnh nhân P.T.C (18 tuổi, tử vong ngày 5/7).

Theo báo cáo của CDC Nghệ An, chiều 4/7, cơ quan này nhận được thông tin từ Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An về 1 ca nghi bạch hầu, đã cử đoàn giám sát tiến hành điều tra và lấy mẫu xét nghiệm.

Các nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm những người đã tiếp xúc với bệnh nhân P.T.C (Ảnh: K.THẢO)

Nữ bệnh nhân là P.T.C (18 tuổi, ngụ bản Phà Khảo, xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An), là học sinh Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Kỳ Sơn, vừa hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Qua khai thác thông tin dịch tễ được biết, ngày 26/6, bệnh nhân P.T.C có biểu hiện sốt, ho, đau họng, khàn tiếng. Bệnh nhân tự mua thuốc điều trị và vẫn tham gia dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại Trường THPT Kỳ Sơn vào các ngày 27 - 28/6.

Sau khi thi xong, bệnh nhân P.T.C về nhà nhưng bệnh không đỡ nên ngày 1/7 đã đến Trung tâm Y tế huyện Kỳ Sơn khám và nhập viện điều trị với chẩn đoán viêm loét họng, tiên đoán bạch hầu.

Trung tâm Y tế huyện Kỳ Sơn đã tiến hành hội chẩn liên khoa và hướng dẫn gia đình cho chuyển tuyến trên điều trị nhưng gia đình không đủ điều kiện, xin điều trị tại bệnh viện này.

Đến ngày 4/7, tình trạng bệnh nhân P.T.C không thuyên giảm nên được thuyết phục chuyển lên Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An điều trị. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn, bạch hầu, biến chứng viêm cơ tim, suy đa tạng, rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu. Bệnh nhân được gia đình xin đưa về lúc 23 giờ 50 ngày 4/7 và tử vong trên đường về vào lúc 4 giờ ngày 5/7.

CDC Nghệ An xác định có 7 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân P.T.C tại phòng ký túc xá Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Kỳ Sơn, trong đó có 2 người là M.T.S và M.T.B đã di chuyển từ huyện Kỳ Sơn ra tỉnh Bắc Giang. M.T.B xuất hiện tình trạng đau họng và đã được hướng dẫn khai báo tại trạm y tế vào ngày 4/7. Đến nay, M.T.B đã được xét nghiệm với kết quả dương tính với bạch hầu.

Mở rộng điều tra dịch tễ, CDC Nghệ An đã xác định được 119 người ngụ ở 21 xã của các huyện Kỳ Sơn và Tương Dương (Nghệ An) đã tiếp xúc với bệnh nhân từ lúc khởi phát đến lúc tử vong.

Thúy Ngà  
Mù mắt sau 1 đêm do thói quen nhiều người mắc
Cách cải thiện suy tim tại nhà an toàn, hiệu quả
3 người trong gia đình cùng bị nhiễm nấm da từ mèo hoang
Chữa khỏi bệnh nấm móng bằng cách nào?
Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc, 'cản bước' hành trình làm mẹ
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
'Thủ phạm' âm thầm gây vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ
Rụng tóc bất thường đừng chủ quan, có thể liên quan 7 vấn đề sức khỏe
Vì sao có những khi chợt quên một việc đang định làm, một người đã gặp nhiều lần?
Cuộc sống đảo lộn vì đợt 'càn quét' của loài kiến có độc tố gấp 15 lần rắn hổ mang
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Bệnh khó nói của đàn ông tiền mãn dục
Xem thêm