Thứ sáu, 21/03/2025 03:35     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 16/05/2019 20:30

8 tuyệt chiêu chữa nhiệt miệng hiệu quả, nhanh chóng ngay tại nhà

Nhiệt miệng là bệnh mà hầu hết ai cũng mắc phải, tuy không gây nguy hiểm nhưng bệnh gây ra không ít bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày đặc biệt trong lúc ăn uống.

Nhiệt miệng là bệnh gì?

Nhiệt miệng hay còn gọi là loét áp-tơ (aphthous), là một vết loét ở vùng miệng hoặc vết rộp nhỏ, có màu trắng, vàng hay màu đỏ bao quanh, phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu.

Không giống như mụn nước hay lở ở miệng, nhiệt miệng không nằm ngoài miệng và bệnh không hề bị lây lan. Tuy nhiên bệnh sẽ gây đau nhức cho người bệnh đặc biệt là lúc ăn và lúc nói.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh nhiệt miệng?

- Thiếu vitamin B, kẽm, axit folic hoặc sắt.

- Thay đổi hooc-môn.

- Tổn thương do vệ sinh răng miệng như: đánh răng quá mạnh, bàn chải hoặc nước súc miệng chứa sodium lauryl sunfate, vô tình cắn vào má bên trong.

- Phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng.

- Ăn nhiều những thức ăn nhạy cảm như: cà phê, sô-cô-la, phô mai đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều gia vị chua.

Nhiệt miệng gồm những biểu hiện gì?

Khi mắc bệnh nhiệt miệng, bệnh nhân thường gặp phải những biểu hiện sau:

- Xuất hiện một vết loét nhỏ, hình bầu dục, có màu trắng hoặc vàng hoặc xuất hiện một vùng da đỏ gây đau trong miệng.

- Có cảm giác ngứa râm ran trong miệng, đau miệng, lúc ăn sẽ cảm thấy xót, đau, khó chịu.

- Đôi khi xuất hiện những vết loét lớn, bùng phát nhiều vết loét trong miệng, đau buốt, sốt cao, thậm chí là tiêu chảy, phát ban, đau đầu.

Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả ngay tại nhà

Chườm lạnh để chữa nhiệt miệng

Đá có tác dụng giảm đau và sưng, chính vì vậy ngậm một viên đá lên vết nhiệt miệng sẽ làm dịu cơn đau và viêm nhiễm, khiến bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

ap dung ngay 8 tuyet chieu chua nhiet mieng hieu qua nhanh chong ngay tai nha giadinhvietnam (2)

Chườm đá giúp làm dịu những cơn đau do nhiệt miệng gây ra.

Thực hiện chế độ ăn hợp lý

Khi bị nhiệt miệng bạn tránh ăn các đồ ăn chiên rán hoặc đồ nướng, đồ ăn cay nóng và chua vì đây chính là nguyên nhân gia tăng bệnh nhiệt miệng.

Thiết lập chế độ ăn nhiều rau xanh, bổ sung nhiều nước ép hoa quả và vitamin là cách để bạn chữa và ngăn ngừa nguy cơ bị nhiệt miệng.

Ăn sữa chua

Trong sữa chua có chứa rất nhiều lợi khuẩn, các lợi khuẩn này giúp chữa lành và giảm đau các vết nhiệt. Chính vì vậy việc ăn sữa chua rất tốt cho việc chữa nhiệt miệng.

Sử dụng túi trà lọc chữa nhiệt miệng

Sau khi dùng túi trà lọc, thay vì bỏ đi bạn hãy đắp túi trà vào vết nhiệt miệng bởi vì chất tannin có trong trà có tác dụng làm dịu cơn đau và giảm viêm hiệu quả.

Uống các loại nước có tính giải nhiệt cao

Thay vì uống nước lọc, bạn có thể nấu nước rau má và râu ngô uống hàng ngày và phải uống đủ từ 1,5-2l/ngày. Ngoài ra, bạn có thể uống thêm bột sắn dây để giúp giảm đau rát và mau khỏi nhiệt miệng.

Sử dụng nước oxy già trị vết nhiệt miệng

Bạn có thể pha loãng dung dịch oxy già và nước theo tỷ lệ 1:1 rồi dùng tăm bông thấm trực tiếp dung dịch trên vào vết loét miệng để chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, cần lưu ý bạn không được ăn hoặc uống sau một tiếng điều trị. Nên áp dụng cách này hàng ngày cho đến khi vết loét giảm đau.

Chữa nhiệt miệng bằng cách bổ sung vitamin B

Việc bổ sung vitamin B12 như là một loại thuốc chữa nhiệt miệng và ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát, kể cả với người không thiếu vitamin. Ngoài ra, bổ sung vitamin B cũng rất cần cho sự phát triển của cơ thể.

Sử dụng mật ong và nghệ điều trị vết nhiệt ở miệng

Đây là sự kết hợp hoàn hảo trong việc chữa trị nhiệt miệng bởi mật ong có tính kháng khuẩn còn nghệ có tính kháng viêm hiệu quả. Để thực hiện, bạn hãy trộn 2 thìa mật ong và 1 thìa nghệ lại với nhau để tạo nên hỗn hợp sền sệt, sau đó bôi trực tiếp hỗn hợp này vào vết loét ngày 2-3 lần để loại bỏ nhanh chóng các nốt nhiệt miệng.

->Bạn đã thật sự chăm sóc răng miệng đúng cách hay chưa?

Xem thêm: Bài tập giảm mỡ bụng thần tốc trong 2 tuần tại nhà

Huyền Trần (T/H)  
Méo miệng, mắt không thể nhắm kín sau lần tắm muộn khi uống rượu
Tiết lộ mới về nguyên nhân phụ nữ sống thọ hơn nam giới
Vì sao nói phụ nữ sợ sinh con vào buổi trưa, đàn ông sợ sinh con lúc nửa đêm?
Bị bạn học đẩy ngã, bé trai 8 tuổi bất ngờ phát hiện bệnh phổi hiếm gặp
Bộ Y tế đưa 5 khuyến cáo phòng bệnh sởi lan nhanh
Tỷ lệ sinh giảm do đàn ông lười làm việc nhà
Bệnh nhi 2 tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi liên quan bệnh sởi
Chạy bộ bao nhiêu giờ mỗi ngày để tốt cho sức khỏe?
Mất ngủ thường xuyên sau tuổi 50: Bác sĩ chỉ 7 lý do phổ biến
2 anh em cùng mắc ung thư phổi sau nhiều năm chung một thói quen
33 tuổi phát hiện u xương từ triệu chứng đau ai cũng từng gặp
Biến chứng viêm họng hạt thường gặp và giải pháp cải thiện
3 giờ phẫu thuật lấy khối u buồng trứng nặng 15kg cho nữ bệnh nhân
Vì sao nhiều cặp sinh đôi nhưng không cùng giờ cùng ngày?
Mất oan 200 triệu đồng, suýt 'nghĩ quẩn' sau một lần đến quán massage
Phụ nữ mang thai ăn nhiều có tốt không?
Thông tin u xơ tử cung, u nang buồng trứng dưới 50mm
Nhiễm trùng nguy kịch sau 1 tuần tự đắp lá cây trị vết thương tại nhà
Đau nhức xương khớp sau sinh có tự khỏi được không, điều trị thế nào?
Uống thuốc giảm đau sau khi uống rượu: Tự tay 'huỷ hoại' lá gan của mình
Xem thêm