Thứ hai, 29/04/2024 01:25
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 22/07/2021 19:00

7 cách chăm sóc sức khỏe răng miệng sạch sẽ trong mùa dịch Covid-19

Ngoài chế độ dinh dưỡng và tuân thủ nguyên tắc phòng dịch Covid-19, vệ sinh răng miệng đúng cách là việc cần thiết nhằm một phần chống lây nhiễm virus qua hệ hô hấp.

Không có một phương thức chăm sóc răng miệng đặc biệt nào trong thời điểm này nhằm giúp chúng ta phòng chống lại dịch bệnh. Vấn đề quan trọng là cần tiếp tục thực hiện những biện pháp vệ sinh răng miệng hàng ngày một cách khoa học và đầy đủ.

Dưới đây là 7 cách chăm sóc sức khỏe răng miệng hàng ngày sạch sẽ trong mùa dịch Covid-19.

Súc miệng, súc họng thường xuyên

Virus COVID-19 xâm nhập đầu tiên ở niêm mạc mũi và miệng, sinh sôi ở đường hô hấp trên (hầu, họng), sau một thời gian ủ bệnh mới di chuyển xuống đường hô hấp dưới (phổi, phế quản). Chăm sóc răng miệng mùa dịch bằng cách súc miệng, súc họng không chỉ tiêu diệt virus, ngăn chúng xâm nhập vào vùng hầu họng mà còn tiêu diệt khi chúng nhân lên phá vỡ tế bào chui ra ngoài, phòng lây nhiễm cũng như chống virus phát tán mạnh hơn.

rang mieng 1

Ảnh minh họa

Súc miệng, súc họng bằng nước sạch hoặc các dung dịch kháng khuẩn (nước muối sinh lý, dung dịch chứa tinh dầu,...) mỗi lần 5-10ml trong vòng 30 giây nên được thực hiện ngày 2-4 lần, đặc biệt là sau các bữa ăn vặt. Dung dịch súc miệng sát khuẩn (có chứa chlorhexidine, triclosan,...) chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ vì có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi, tăng nguy cơ viêm nhiễm khoang miệng.

Hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều đường

Đường là thủ phạm hàng đầu gây ra tình trạng sâu răng, bởi vì nó cung cấp nguồn thức ăn cho các loại vi khuẩn có hại và làm gia tăng lượng axit bên trong miệng của bạn. Điều này có thể dẫn đến hình thành nên các mảng bám và ăn mòn men răng cũng như ảnh hưởng xấu tới nướu.

Để ngăn ngừa được nguy cơ phải đối mặt với tình trạng sâu răng, tốt nhất bạn nên cố gắng cắt giảm các món ăn có chứa nhiều đường, đồng thời đánh răng và xỉa răng sau mỗi bữa ăn, bao gồm cả bữa ăn nhẹ.

Lựa chọn bàn chải đánh răng mềm

rang mieng 4

Ảnh minh họa

Hãy lựa chọn bàn chải mềm, phù hợp với khoang miệng nhằm làm sạch những mảng bám dư thừa của thức ăn hoặc virus trong răng miệng bị đánh bay một cách sạch sẽ. Ngoài ra, thay thế chúng sau ba đến bốn tháng sử dụng.

Uống nước đầy đủ và thường xuyên

Uống nước thường xuyên cũng sẽ giúp rửa trôi đường, axit có hại và các vụn thức ăn. Uống nước còn giúp bảo vệ sức khỏe tốt mùa dịch.

Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày

Các nha sĩ thường khuyên mọi người nên đánh răng ít nhất hai lần một ngày, tuy nhiên không phải ai cũng biết làm sạch răng miệng đúng cách.

rang mieng 3

Ảnh minh họa

Khi bắt đầu đánh răng, bạn hãy giữ bàn chải đánh răng ở góc 45 độ, hướng về phía đường viền nướu và thực hiện các chuyển động đưa bàn chải một cách nhẹ nhàng, chậm rãi. Mỗi lần, bạn nên đánh răng từ 10-15 lượt, tuy nhiên không nên đánh răng quá mạnh vì nó có thể làm hỏng răng và bào mòn đường viền nướu của bạn.

Nhai kẹo cao su không đường

rang mieng

Ảnh minh họa

Nhai kẹo cao su không đường kích thích quá trình tiết nước bọt – yếu tố bảo vệ tự nhiên quan trọng nhất ở miệng chống lại sâu răng và kiểm soát môi trường miệng. Cùng với tác dụng trung hòa và “rửa trôi” các axit ăn mòn răng do mảng bám vi khuẩn gây ra, nước bọt còn cung cấp thêm canxi và phốt-pho cho bề mặt của răng, góp phần nuôi dưỡng men răng.

Dùng dụng cụ cạo tưa lưỡi

rang mieng 6

Ảnh minh họa

Nếu hơi thở của bạn có mùi hôi, ăn uống không thấy ngon miệng thì nên sử dụng ngay dụng cụ cạo tưa lưỡi. Cả hai mặt của lưỡi đều có thể là nơi cư trú lý tưởng của vi khuẩn. Do đó, làm sạch lưỡi sớm ngày nào, răng bạn sẽ không phải chịu tổn thương do vi khuẩn sớm ngày ấy.

-> Súc miệng bằng nước muối: Hiểu đúng về công dụng và cách dùng

Xem thêm: Thói quen xấu gây hại cho răng miệng (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (T/H)  
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Xem thêm