Thứ bảy, 11/05/2024 17:47
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 10/07/2021 19:00

Súc miệng bằng nước muối: Hiểu đúng về công dụng và cách dùng

Súc miệng bằng nước muối là biện pháp giữ gìn vệ sinh răng miệng hiệu quả nhưng không phải ai cũng hiểu đúng công dụng và cách dùng thế nào để phát huy hết tác dụng của nó.

Việc bảo vệ sức khỏe răng miệng trở nên vô cùng quan trọng trong tình hình dịch COVID-19 bởi đây là hệ hô hấp chính, con đường dễ dàng lây nhiễm virus nhanh nhất từ người này sang cho người khác. Súc miệng bằng nước muối đúng cách là biện pháp giữ gìn vệ sinh răng miệng hiệu quả cho chính mình và những người xunh quanh.

nuoc muoi 5

Súc miệng bằng nước muối đúng cách rất tốt cho răng miệng (Ảnh minh họa)

Tác dụng của nước muối đối với răng miệng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại nước súc miệng hỗ trợ việc chăm sóc sức khỏe răng miệng nhưng trong số đó có một số sản phẩm chứa cồn, có thể kích thích niêm mạc sưng lên. Các chuyên gia đề nghị sử dụng dung dịch nước muối để giảm đau, giảm sưng, ngăn ngừa các bệnh lý răng tốt nhất.

Bên cạnh đó, nước muối được biết đến với vô số những công dụng:

+ Làm giảm các vết loét miệng và chảy máu nướu răng

+ Ngăn ngừa vi khuẩn tấn công răng miệng

+ Chữa bệnh hôi miệng

+ Chữa đau họng

+ Giảm đau răng hiệu quả

+ Giúp làm trắng răng

+ Loại bỏ thức ăn dư thừa trong kẽ răng.

Có thể sử dụng nước muối 4 lần trong một ngày, tuy nhiên nếu pha nước muối không đúng tỉ lệ và sử dụng không đúng cách có thể ảnh hưởng xấu đến men răng, gây sâu răng. Chính vì vậy, bạn cần biết cách pha nước muối để mang lại hiệu quả tối đa.

Empty

Ảnh minh họa

Súc miệng bằng nước muối đúng cách

Để làm nước muối súc miệng, bạn cần chuẩn bị:

+ 250ml nước ấm, nước ấm khoảng 40 độ C

+ 1 muỗng cà phê muối

+ Cho muối vào nước rồi khuấy đều, cho đến khi hòa tan hoàn toàn. Có thể thêm một số chất phụ gia khác để làm tăng công dụng của nước muối, ví dụ nha đam loại bỏ hôi miệng, baking soda có tác dụng tẩy trắng.

Cách súc miệng hiệu quả

Đầu tiên, hớp một ngụm nước muối vừa đủ vào miệng. Nên tránh hớp quá nhiều nước vì sẽ khó súc.

Tiếp theo, súc miệng trong ít nhất 30 giây. Để việc súc miệng được tốt nhất, hãy đảm bảo chắc chắn dung dịch có thể tiếp xúc với các khu vực khó tiếp cận trong miệng, đặc biệt là ở giữa các kẽ răng.

Sau đó, nhổ ra và hớp ngụm thứ hai. Ở lần này, hãy cố kéo dài thời gian súc lên ít nhất 60 giây để nước muối có thời gian tác dụng đến toàn bộ khu vực răng miệng lâu hơn.

Cuối cùng, hãy súc miệng lại bằng nước sạch một vài lần để loại bỏ lượng muối còn sót lại trong miệng.

Những lưu ý “vàng” khi sử dụng nước muối súc miệng

Khi súc miệng bằng nước muối nên ngửa cổ ra phía sau để nước có thể di chuyển hết khoang miệng và thành họng giúp loại bỏ mọi vi khuẩn còn sót trong khoang miệng.

Nên súc miệng lại bằng nước lọc vì bước này có thể làm sạch hết vi khuẩn, mảng bám còn sót lại

Bỏ nước muối đã pha sau 24h. Nên đựng nước muối vào hộp có nắp đậy kín. Tốt nhất nên sử dụng nước muối mới để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

-> Súc miệng nước muối sinh lý như thế nào cho hiệu quả?

Xem thêm: Nên tắm nước nóng hay nước lạnh (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (T/H)  
Bé 5 tháng tuổi mặt sưng nề do thói quen tai hại từ người lớn
Ung thư đại trực tràng ở Mỹ tăng 500%, ngày càng trẻ hoá độ tuổi
Giải pháp cải thiện ù tai, nghe kém ở người cao tuổi từ thảo dược
Người Việt thích thưởng trà nhưng đa số mắc 3 sai lầm tai hại
Mùa hè nóng nực ăn kem mỗi ngày có tốt không?
Không còn khàn tiếng, u xơ dây thanh quản nhờ bí quyết thảo dược
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Ăn yến sào hàng ngày được không, nên ăn thế nào cho tốt?
Bí quyết hết nặng ngực, đau nhói tim do suy tim
Lạm dụng đồ uống có đường nhân tạo tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tim
Quý ông mất bản lĩnh do... thể thao
Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?
Dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh mà 99% bị bỏ qua
Phút dại dột sau mâu thuẫn gia đình
Nữ bệnh nhân 17 tuổi suýt chết do biến chứng thủy đậu
30 tuổi không chịu lập gia đình, mẹ đưa vào viện tâm thần phát hiện điều không ngờ
Xem thêm