Chủ nhật, 24/11/2024 16:16     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 07/07/2014 09:50

4 điều cấm khi dùng ấu trùng, côn trùng làm thức ăn

Việc sử dụng côn trùng để chế biến thành thức ăn đã và đang xuất hiện nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người ăn.

Từ lâu ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, người dân đã quen với việc sử dụng côn trùng làm thức ăn. Cào cào, châu chấu, nhộng tằm, dế, ong, mối, nhộng ve sầu, sâu cây chít, sâu cây dâu, sâu cây sắn dây... là những món ăn ưa thích của nhiều người. Thậm chí, một số loài côn trùng còn được chế biến thành món ăn đặc sản và được bán với giá cao tại các nhà hàng như bọ cạp chiên, châu chấu sốt sa tế, bọ xít rang lá chanh, trứng cà cuống phơi khô để làm bánh ngọt, dế chiên….

4-dieu-cam-khi-dung-au-trung-con-trung-lam-thuc-an-giadinhonline.vn 1

Ảnh minh họa

Côn trùng có hơn 1 triệu loài nên việc nhận biết những côn trùng có thể gây ngộ độc là không hề đơn giản. Việc thiếu kiến thức trong lựa chọn, sơ chế, chế biến côn trùng làm thức ăn đã và đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ngộ độc và thậm chí gây ra tử vong cho người ăn.

Trong vài năm gần đây, tại một số địa phương trong toàn quốc đã ghi nhận một số vụ ngộ độc do sử dụng các loại côn trùng, ấu trùng làm thức ăn.

Điển hình là vụ ngộ độc do ăn ấu trùng ve sầu nhiễm nấm tại huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận làm 15 người bị ngộ độc phải nhập viện (năm 2012), tại huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước làm 3 người phải đi cấp cứu và 1 người tử vong (năm 2014); hoặc mới đây tại huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu có 29 người đã phải nhập viện (1 người tử vong) do ăn bọ xít đen chiên mỡ….

Việc thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức trong lựa chọn, sơ chế, chế biến côn trùng làm thức ăn, tâm lý chủ quan khi lựa chọn côn trùng lạ để “thử nghiệm” theo kinh nghiệm “đồn thổi” để chế biến (ăn tái, ăn sống, ngâm rượu…) và sử dụng các món ăn chế biến từ côn trùng, ấu trùng… đã và đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ngộ độc và thậm chí gây ra tử vong cho người ăn.

Hiện nay khi chưa có các nghiên cứu sâu, đầy đủ về côn trùng sử dụng trong chế biến thực phẩm (quy trình bảo đảm an toàn trong nhân nuôi, khai thác, sơ chế, chế biến…)

4-dieu-cam-khi-dung-au-trung-con-trung-lam-thuc-an-giadinhonline.vn 2

Ảnh minh họa

Lưu ý khi sử dụng côn trùng làm thức ăn

1. Tuyệt đối không sử dụng, không “thử nghiệm” các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn.

2. Lựa chọn những loại nhộng, ấu trùng, côn trùng thông thường, phổ biến, còn tươi sống để chế biến thành thức ăn. Đặc biệt những người có cơ địa dị ứng cần thận trọng khi ăn, nếu nghi ngờ thì không ăn.

3. Phải sơ chế, chế biến bảo đảm an toàn: ngâm, thả côn trùng vào nước muối ấm, nước vôi… để côn trùng vị kích thích thải hết chất độc trong ruột, tại các tuyến ngoại tiết; loại bỏ ruột, cánh, chân, đầu, vòi; rửa sạch bằng nước ấm, nước muối để loại bỏ vi sinh vật, chất bẩn bám trên thân côn trùng; để ráo nước, đun chín kỹ và ăn ngay sau khi chế biến. Tuyệt đối không ăn sống, ăn tái, nấu chín nguyên con không qua sơ chế, vệ sinh…

4. Trường hợp sau khi ăn mà có các biểu hiện, triệu chứng khác thường như mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, mẩn ngứa… cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Hà Trang (tổng hợp)

Tags:
26 tuổi bị vợ ly hôn, nguy cơ mất việc sau nhiều năm nghiện thuốc lá điện tử
IVF thất bại có nên làm lại, kinh phí như thế nào?
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?
Bệnh chàm có khỏi không, chữa đâu cho chuẩn?
Trên 60 tuổi nên duy trì thể dục hàng ngày nhưng tránh 6 động tác
Truy cập Internet tốc độ cao tăng nguy cơ béo phì
5 vật dụng trong nhà dễ trở thành 'ổ chứa' chất gây ung thư
4 cách phòng ngừa đột quỵ não mùa lạnh ai cũng cần biết
Mù mắt sau 1 đêm do thói quen nhiều người mắc
Cách cải thiện suy tim tại nhà an toàn, hiệu quả
3 người trong gia đình cùng bị nhiễm nấm da từ mèo hoang
Chữa khỏi bệnh nấm móng bằng cách nào?
Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc, 'cản bước' hành trình làm mẹ
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Xem thêm