Thứ bảy, 23/11/2024 03:06     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 10/12/2021 07:00

3 phút trôi qua thế giới lại có 1 người tử vong vì đột quỵ

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Trung bình cứ 3 phút lại có 1 ca tử vong do đột quỵ.

Đột quỵ còn được gọi là tai biên mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.

dot-quy-bm

Đột quỵ là nguyên nhân tử vong hàng đầu thế giới (Ảnh minh họa)

Các dạng đột quỵ thường gặp

Theo GS.TS.BS Lê Văn Thành - Chủ tịch danh dự Hội Đột Quỵ Việt Nam, não là một cơ quan chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể, gồm gần 100 tỷ tế bào thần kinh, nhưng cần cung cấp lượng lớn như oxy, glucose và các chất dinh dưỡng khác. Não dễ bị tổn thưởng bởi các biến chứng, trong đó có tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ não. Đây được xem là nỗi lo của mọi người, kể cả ngành y.

"Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Tùy từng nước, chủng tộc, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mỗi năm trung bình trên thế giới có 15 triệu người bị đột tụy, 5 triệu người tàn tật vĩnh viễn, và khoảng 5 triệu trường hợp tử vong. Số lượng nam mắc đột quỵ nhiều hơn nữ, 1/3 ở tuổi 65 trở lên.

Ở Việt Nam, theo nghiên cứu, số ca đột quỵ dao động từng đợt khoảng 200.000 người mỗi năm. Và người trẻ hiện nay mắc đột quỵ ngày càng nhiều, số lượng tử vong chiếm 36 - 40% số người mắc. Đây là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, có tỉ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời", GS Lê Văn Thành cho biết.

Empty

GS.TS.BS Lê Văn Thành - Chủ tịch danh dự Hội Đột Quỵ Việt Nam

GS Lê Văn Thành phân tích, hiện nay đột quỵ được chia làm 2 dạng: Đột quỵ do thiếu máu não cục bộ và Xuất huyết não.

Đột quỵ do thiếu máu não cục bộ chiếm khoảng 85%. Nguyên nhân do tắc nghẽn hoặc hẹp mạch máu, vòng máu bị tắc nghẽn, do máu không tới vùng não, gây ra nhồi máu não.

Đây là một hội chứng, không phải là một bệnh lý. Hội chứng này là do tình trạng giảm lưu thông máu nghiêm trọng trong não thoáng qua hoặc kéo dài do tắc nghẽn hoặc hẹp động mạch.

"Đối với bệnh lý này, chúng ta cần tìm ra cơ chế nền và nguyên nhân gây bệnh... để có thể bắt đầu một liệu pháp điều trị thích hợp nhằm làm giảm nguy cơ đột quỵ tái phát", GS Thành cho hay.

Dạng đột quỵ thứ 2 là xuất huyết não, dạng này chiếm tỉ lệ ít hơn, chỉ 15%, nhưng lại là nguyên nhân cao dẫn đến tử vong. Xuất huyết não còn gây ra các triệu chứng lâm sàng nặng nề.

Cách phòng bệnh đột quỵ

Theo GS Lê Văn Thành, để phòng tránh được cả 2 dạng đột quỵ trên, mọi người cần lưu ý một số điều cơ bản:

- Kiểm soát được huyết áp của người bệnh, không để cao quá, không để tụt thấp quá. Cao huyết áp gây ra xuất huyết não nhiều, vì áp lực dòng máu làm các thành mạch máu não dị dạng, từ đó gây ra vỡ mạch.

- Quan tâm đến các vấn đề cơ thể đang gặp phải, không để tình trạng mỡ cao, đường huyết cao, căng thẳng trong công việc hằng ngày.

- Tránh hút thuốc lá, rượu bia, tránh ăn các chất béo quá, bổ quá, nên ăn các chất nhiều vitamin C.

- Chế độ làm việc hợp lý, không để ảnh hưởng tâm lý, sẽ gây ra thay đổi huyết áp.

- Tập luyện hàng ngày, nên hoạt động xã hội cùng với môi trường sống thoải mái, sẽ giúp mọi người tránh được chứng đột quỵ.

--> 200.000 người Việt bị đột quỵ mỗi năm

Thúy Ngà  
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh gì?
Luôn nghĩ mình tài giỏi, cô gái trẻ 'té ngửa' khi đi khám bác sĩ tiết lộ điều này
Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?
Hơn 30.000 người Việt tử vong do tai nạn thương tích mỗi năm
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Xem thêm