Thứ ba, 14/05/2024 01:22
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 11/05/2023 18:03

2.823 ca mắc Covid-19, tăng hơn 300 ca so với hôm qua

Ngày 11/5 Bộ Y tế cho biết có 2.823 ca mắc mới, tăng hơn 300 ca so với hôm qua; Trong ngày có 925 bệnh nhân khỏi; 2 trường hợp tử vong tại Bến Tre và Sóc Trăng.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.585.390 ca nhiễm, đứng thứ 13/231 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 120/231 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 117.079 ca nhiễm).

tra-vinh-1639470853134770733053

Ảnh minh họa.

Tình hình điều trị COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 925 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.630.260 ca

2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 109 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 95 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 7 ca

- Thở máy không xâm lấn: 1 ca

- Thở máy xâm lấn: 6 ca

- ECMO: 0 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Trong ngày ghi nhận 2 ca tử vong tại: Bến Tre (1), Sóc Trăng (1).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 1 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.200 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/231 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 141/231 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/50 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 29/50 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Tình hình tiêm vaccine COVID-19

Trong ngày 10/5 có 1.571 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 266.304.925 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.665.748 liều: Mũi 1 là 70.908.633 liều; Mũi 2 là 68.452.826 liều; Mũi bổ sung là 14.343.924 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 52.115.306 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 17.845.059 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.965.543 liều: Mũi 1 là 9.130.889 liều; Mũi 2 là 9.021.366 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.813.288 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.673.634 liều: Mũi 1 là 10.218.577 liều; Mũi 2 là 8.455.057 liều.

Kế hoạch Chiến lược về Chuẩn bị và Ứng phó COVID-19 giai đoạn 2023-2025

Hiện tại, 7 khuyến nghị tạm thời WHO đưa ra cho tất cả các quốc gia thành viên trong phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới như sau:

1. Không lơ là chủ quan, sẵn sàng ứng phó với các đợt bùng phát dịch trong tương lai

WHO khuyến cáo không bao giờ được chủ quan, lơ là trước dịch bệnh. Các nước cần duy trì năng lực và những thành tựu đã đạt được trong phòng, chống dịch COVID-19. Đồng thời, chuẩn bị cho những diễn biến dịch bệnh có thể xảy ra trong tương lai, để tránh việc bị quá tải hệ thống y tế.

Các quốc gia thành viên của WHO cần tiếp tục khôi phục các chương trình y tế đã bị ảnh hưởng do tác động của đại dịch COVID-19.

2. Lồng ghép tiêm chủng COVID-19 vào các chương trình tiêm chủng suốt đời

Các Quốc gia thành viên cần duy trì nỗ lực để tăng tỷ lệ bao phủ tiêm chủng COVID-19 cho tất cả những người thuộc các nhóm ưu tiên cao (như được xác định trong Lộ trình SAGE của WHO tháng 4 năm 2023) với các loại vaccine được WHO khuyến nghị.

Đưa tiêm phòng COVID-19 vào Chương trình tiêm chủng quốc gia hay tiêm chủng suốt đời. Việt Nam có chương trình tiêm vaccine COVID-19 rất tốt, theo đó, Văn phòng WHO tại Việt Nam vẫn khuyến nghị Việt Nam tăng cường việc tiêm các mũi tăng cường, đặc biệt cho nhóm người có nguy cơ cao.

3. Tập hợp thông tin từ các nguồn dữ liệu giám sát tác nhân gây bệnh đường hô hấp khác nhau nhằm đánh giá tình huống toàn diện.

Các quốc gia thành viên cần báo cáo dữ liệu về tỷ lệ mắc COVID-19 cũng như tỷ lệ tử vong do COVID-19 cùng thông tin giám sát các biến thể lên WHO.

Giám sát cần kết hợp thông tin từ một tập hợp thích hợp các quần thể trọng điểm, giám sát dựa vào sự kiện, giám sát nước thải của con người, giám sát huyết thanh học và giám sát các quần thể động vật được lựa chọn có nguy cơ nhiễm SARS-COV-2.

Các quốc gia thành viên cần tận dụng Hệ thống giám sát và ứng phó bệnh cúm toàn cầu (GISRS) và hỗ trợ thành lập Mạng lưới phòng xét nghiệm virus corona toàn cầu của WHO (CoViNet).

Giám sát sức khỏe cộng đồng đối với dịch COVID-19

4. Chuẩn bị các biện pháp ứng phó y tế như vaccine, các công cụ chẩn đoán và điều trị, hướng dẫn lộ trình chăm sóc lâm sàng COVID-19,....

5. Tiếp tục làm việc với các cộng đồng xây dựng các chương trình truyền thông nguy cơ và gắn kết cộng đồng (RCCE) mạnh mẽ và toàn diện cùng các chương trình quản lý khủng hoảng thông tin. Vẫn cần truyền thông để người dân hiểu và cập nhật thông tin dịch bệnh COVID-19.

Các quốc gia thành viên cần điều chỉnh chương trình truyền thông gắn với cộng đồng và các chiến lược và biện pháp can thiệp quản lý khủng hoảng thông tin cho phù hợp với bối cảnh địa phương.

6. Các quốc gia xem xét, tạo điều kiện trong giao thương, đi lại quốc tế dựa trên đánh giá rủi ro, chẳng hạn như không bắt buộc phải có chứng nhận tiêm vaccine COVID-19 khi đi lại quốc tế,...

Văn phòng WHO Việt Nam cho biết, Việt Nam thực chất đã dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp hạn chế đi lại từ tháng 3/2022 khi hướng tới quản lý bền vững COVID-19. Tuy nhiên, vẫn cần tiếp tục rà soát và cập nhật kế hoạch đáp ứng quốc gia và sẵn sàng, linh hoạt, và nếu cần thiết có thể tái thiết lập các biện pháp y tế công cộng và xã hội, dựa trên tình hình dịch và đánh giá nguy cơ.

7. Tiếp tục hỗ trợ nghiên cứu để hoàn thiện vaccine có tác dụng chống lây nhiễm và có khả năng ứng dụng rộng rãi.

Hỗ trợ nghiên cứu để có cái nhìn toàn cảnh, tỷ lệ mắc bệnh và tác động của tình trạng hậu COVID-19 và sự tiến triển của SARS-COV-2 trong các nhóm miễn dịch yếu. Hỗ trợ nghiên cứu để xây dựng các lộ trình chăm sóc tích hợp có liên quan.

Theo Văn phòng WHO tại Việt Nam, Việt Nam vẫn cần tiếp tục các nghiên cứu để cải tiến vaccine và hiểu các tình trạng liên quan hậu COVID-19 hơn. Trong bối cảnh ca nhiễm vẫn tăng thì chúng ta vẫn cần giám sát chặt chẽ, có các biện pháp sẵn sàng- nâng cao năng lực chăm sóc đặc biệt để đảm bảo khi số ca tăng lên, hệ thống y tế không bị quá tải.

PV  
Vietcombank dẫn đầu tại ba cuộc thi của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
Gần 150 golfer Hà Tĩnh đấu giá 2 vật phẩm hơn 350 triệu đồng gây Quỹ Tấm lòng Vàng
Khởi động hành trình Trái tim cho em 2024: Để không em nhỏ nào bị bỏ lại phía sau
Làm gì để bản thân luôn tươi mát giữa mùa thi nắng nóng kỷ lục?
Gần 200.000 sản phẩm nước tinh khiết, 620 khối nước ngọt tiếp tục đến tay người dân Bến Tre, Tiền Giang
Cứu sống cụ ông 75 tuổi mắc nhiều bệnh nền nguy kịch
Sĩ tử hối hả làm mát cơ thể trước nắng nóng mùa cao điểm ôn thi
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản”
Khai mạc Lễ hội Làng Sen 2024
Hạnh phúc khi còn mẹ
Giúp sĩ tử làm mát cơ thể để tăng tốc ôn thi dưới “chảo lửa” mùa hè
4 sai lầm làm tủ lạnh dễ hỏng khi sử dụng trong mùa hè
Nhiều hoạt động xã hội của SHB tại Điện Biên
Hải Phòng tư vấn SKSS/KHHGĐ trực tiếp cho trên 5.000 hộ gia đình
Mất 3,6 tỷ đồng sau cuộc điện thoại của người lạ
T&T Group trao tặng 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện Biên
Orion tổ chức cuộc thi Sáng tác Đậm tình Việt Nam
Nữ bác sĩ bệnh viện K gặp tai nạn hi hữu, nguy cơ bị liệt 2 chân
Hải Phòng khám tư vấn sức khỏe cho trên 1.000 người cao tuổi
Cứu sống bệnh nhân 22 tuổi tắc mạch não bằng kĩ thuật tiêu sợi huyết
Xem thêm