Chủ nhật, 29/09/2024 06:36     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 28/12/2019 19:20

10 sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2019

Dịch tả lợn Châu Phi; hiệp định EU được kí kết; bùng nổ thị trường hàng không tư nhân... đều là những gam màu nổi bật nhất của kinh tế năm 2019.

Có thể nói năm 2019 là năm bùng nổ nhiều bước, cơ hội và những cuộc chạy đua không ngừng nghỉ. Theo TTXVN bình chọn 10 sự kiện nổi bật về kinh tế Việt Nam 2019.

GDP tăng trưởng thuộc nhóm hàng đầu khu vực

Việt Nam năm 2019 đặt mức tăng trưởng cao, lạm phát dưới 4% đây là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam hoàn thành tất cả 12/12 chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Mức GDP 2019 là 7,03%, trong đó trong đó xuất siêu đạt mức kỷ lục 9,94 tỷ USD, vốn FDI đăng ký đạt 38,02 tỷ USD - là mức cao nhất trong vòng 10 năm qua, bội chi ngân sách thấp, lạm phát dưới 3%.

gdp

Việt Nam lần đầu tiên thử nghiệm phát sóng 5G trên mạng Viettel.

Sau 9 năm các hiệp định thương mại EU được kí kết

Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) chính thức được ký kết tại Hà Nội (30/6/2019).

Với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới hơn 99% biểu thuế và giá trị thương mại mà hai bên đã thống nhất, cơ hội gia tăng xuất khẩu cho những mặt hàng Việt Nam có lợi thế như dệt may, da giày, nông thủy sản (kể cả gạo, đường, mật ong, rau củ quả), đồ gỗ... là rất đáng kể. Theo tính toán, FTA giữa Việt Nam và EU sẽ giúp xuất khẩu của Việt Nam tăng thêm bình quân 4-6% một năm trong 10 năm đầu kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

Empty

Việt Nam và EU ký hiệp định thương mại ‘cột mốc’ (Ảnh TTXVN)

Hiệp định IPA gồm các quy định hiện đại về bảo hộ đầu tư và sẽ thay thế các hiệp định đầu tư song phương mà 21 nước thành viên EU đã ký với Việt Nam. Hiệp định này khi có hiệu lực sẽ tạo ra khung pháp lý mới đảm bảo ngăn ngừa xung đột về lợi ích cũng như tăng cường minh bạch.

Sau ký kết, Việt Nam và EU vẫn đang trong quá trình chờ Nghị viện EU và Quốc hội Việt Nam phê chuẩn, để các hiệp định này được thực thi.

Lần đầu tiên Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về thu hút đầu tư nước ngoài

Ngày 20/8/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TW về “Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài (FDI) đến năm 2030”. Việc lần đầu tiên Bộ Chính trị ban hành một Nghị quyết chuyên đề về FDI đã được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đánh giá cao. Nghị quyết chỉ rõ ưu tiên chiến lược của Việt Nam trong thu hút FDI giai đoạn tới là các dự án có công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Nghị quyết là tiền đề để Việt Nam thu hút nguồn vốn FDI thế hệ mới có chất lượng cao hơn.

dau-tu-nuoc-ngoai

Dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH Bokwang Vina (Khu công nghiệp Điềm Thụy, tỉnh Thái Nguyên). (Ảnh TTXVN)

Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu tăng 10 bậc

Lần đầu tiên, Việt Nam đã vươn lên trong nửa trên của bảng xếp hạng thế giới trong số 141 nền kinh tế được xếp hạng. Việt Nam cũng được ghi nhận là quốc gia có điểm số tăng mạnh nhất toàn cầu.

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam đã tăng 10 bậc, từ mức xếp hạng 77 của năm 2018 lên mức xếp hạng 67 trong năm 2019.

10

Dây chuyền hàn khung xe ô tô tại Công ty ô tô Toyota Việt Nam, vốn đầu tư của Nhật Bản tại Vĩnh Phúc. Ảnh: TTXVN

Đây là kết quả của những nỗ lực bền bỉ trong công cuộc cải cách mà Chính phủ Việt Nam đang tiến hành với bối cảnh căng thẳng địa chính trị và thương mại đang khiến kinh tế thế giới có nhiều bất ổn. Cùng với sự đánh giá của WEF, những nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã được nhiều tổ chức và truyền thông quốc tế đánh giá cao với hàng loạt thông tin tích cực về môi trường đầu tư của Việt Nam.

Dịch tả lợn Châu Phi bùng phát

Từ ổ dịch đầu tiên được phát hiện tại tỉnh Hưng Yên ngày 1/2, trong vòng bảy tháng, tả lợn châu Phi phủ khắp 63 tỉnh, thành. Theo Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, đây là dịch bệnh lịch sử, làm suy giảm ở mức chưa từng thấy với ngành, buộc Việt Nam phải xem xét lại chiến lược 10 năm chăn nuôi. Bệnh dịch khiến tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp chỉ đạt 2,7% thay vì mức 3,5-4% như dự báo trước đó.

ta-lon

Lực lượng chức năng rắc vôi bột tiêu huỷ lợn dịch (Ảnh TTXVN)

Tuy nhiên Việt Nam đã kiểm soát rất tốt bệnh dịch này, tính đến trung tuần tháng 12, tổng số lợn bị bệnh buộc phải tiêu hủy là gần 6 triệu con với trọng lượng 342.802 tấn, chiếm khoảng 9% tổng trọng lượng lợn cả nước. Dịch đã làm nguồn cung thịt lợn trên thị trường khan hiếm, đẩy giá thịt lợn tăng cao trong những tháng cuối năm.

Khởi công dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông

Tuyến Cam Lộ - La Sơn nối Quảng Trị với Thừa Thiên - Huế được khởi công sáng 16/9. Dự án gần 7.700 tỷ hứa hẹn nối liền hệ thống cao tốc xuyên miền Trung.

10sk-gdvn

Thủ tướng dự lễ khởi công tuyến đường và yêu cầu ngăn chặn tình trạng các đơn vị thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công thông đồng, mua chuộc chủ đầu tư làm công trình hư hỏng, xuống cấp nhanh sau khi hoàn thành (Ảnh Zing)

Với tổng tuyến đường đầu tư khoảng 654 km, Dự án có vai trò quan trọng trong việc giải tỏa áp lực cho quốc lộ 1, hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về “Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

congnghiep

Xưởng thực hành Tự động hóa tại Trung tâm Đào tạo Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh TTXVN)

Nghị quyết đề ra mục tiêu đến năm 2045, Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thuộc nhóm dẫn đầu khu vực châu Á.

Nghị quyết ra đời thể hiện Việt Nam chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, gắn với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng.

Cuộc chạy đua của các ngân hàng

Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020.

VPBankanh

Hoạt động giao dịch tại VPBank (Ảnh TTXVN)

Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel; trong đó, đưa ra các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Hiệp ước về vốn Basel II được trình bày như một tập hợp các quy định được đề xuất mà có thể sẽ mang đến một loạt các thách thức về tuân thủ cho các ngân hàng trên thế giới.

Hiện đã có 18 ngân hàng trong hệ thống đáp ứng chuẩn Basel II, trong đó có 16 ngân hàng trong nước và 2 ngân hàng nước ngoài. Basel II là chuẩn mực cao nhất được áp dụng tại nhiều quốc gia nhằm xác định các tiêu chuẩn về vốn để hạn chế rủi ro kinh doanh của các ngân hàng và tăng cường hệ thống tài chính...

Bứt phá thị trường hàng không tư nhân

Sau hàng thập niên chỉ có 2 - 3 hãng hoạt động, thì chỉ trong năm nay, đã có thêm 3 - 4 doanh nghiệp muốn bay hoặc tham gia dịch vụ hàng không.

Sau khi Công ty du lịch Vietravel thông báo đã gửi hồ sơ đến các nhà chức trách xin thành lập Hãng hàng không Vietravel Airlines, Tập đoàn Vingroup ngày 9.7 bất ngờ công bố tham gia thị trường này, thông qua việc thành lập Công ty cổ phần hàng không Vinpearl Air có vốn điều lệ 1.300 tỉ đồng, trước mắt tập trung đào tạo nhân lực ngành hàng không.

bamboo-airways-va-muc-tieu-gianh-30-thi-phan-hang-khong-viet-nam

Trước đó, Công ty cổ phần hàng không Thiên Minh cũng đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với vốn điều lệ 1.000 tỉ đồng và Công ty cổ phần hàng không Ngôi sao Việt (Vietstar) vẫn là cái tên kiên trì đeo đuổi tấm giấy phép bay trong nhiều năm qua. Đó là chưa kể “tân binh” Bamboo Airways đã chính thức cất cánh chuyến bay thương mại đầu tiên vào tháng 1 năm nay.

Hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới

Ngày 19/10/2019, Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tổ chức Hội nghị toàn quốc Tổng kết 10 năm Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

ntm

Ngày 22/5, UBND huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã tổ chức Lễ công nhận xã Mường Phăng đạt chuẩn nông thôn mới. Ảnh: TTXVN

Với quan điểm "xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm đầu, chưa và không có điểm kết thúc”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các địa phương và các ngành tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”.

-> 5 câu chuyện nhân văn truyền cảm hứng cho hàng triệu người

Theo báo Tin tức  
Bánh Marine Boy phiên bản đặc biệt Doraemon: Mở hộp ngay để tham gia trải nghiệm thú vị
7 dấu hiệu khiến xe mới mua mất giá, khó bán trong 5 năm tới
Nhà bán lẻ Nhật Bản mở thêm siêu thị tại TP.HCM
Đông đảo “tín đồ” chờ khui hàng lúc 0h, iPhone 16 có gì hấp dẫn?
Viettel Store mở bán iPhone 16 trên toàn quốc bằng nhiều cách đặc biệt
The Opus One: Chốn sống giàu sang mang cảm giác “về nhà như về resort”
Thư giãn bên vịnh di sản, cân bằng thân-tâm-trí với khu nghỉ dưỡng 5 sao đẳng cấp này
Vì sao taxi điện ngày càng được khách hàng Việt ưa chuộng?
Huda chính thức ra mắt chiến dịch 'Huda - Sống vậy mới đã'
Khám phá nền tảng tự động hóa ctrlX AUTOMATION mới nhất trên thị trường
Huda Beach Carnival (Lễ hội Biển Huda) trở lại, tiếp thêm năng lượng bùng nổ cho hè 2024
Tặng data roaming cho vận động viên tham gia giải chạy Viettel Marathon 2024
Con đường khởi nghiệp và những điều cần biết
The Victoria khởi đầu bất tận cho cuộc sống tràn đầy cảm hứng
Cháo tươi TH true FOOD: Giải pháp dinh dưỡng tươi ngon, tiện lợi cho trẻ và cả gia đình
Ngân hàng tiên phong đón đầu làn sóng kinh tế xanh lam
Bosch Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
BIDV phát hành thành công 3.000 tỷ đồng Trái phiếu bền vững
Nộp thuế trực tuyến dễ dàng qua eTax Mobile với SHB
Bảo tín Minh Châu ủng hộ 760 triệu đồng hỗ trợ đồng bào lũ lụt
Xem thêm