Ngân hàng tiên phong đón đầu làn sóng kinh tế xanh lam
Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế xanh đầy tiềm năng. Trong đó, kinh tế biển và tài chính xanh lam - lĩnh vực tài chính khí hậu mới nổi gắn liền với bảo vệ biển và nước hứa hẹn sẽ trở thành làn sóng xu hướng tại Việt Nam - quốc gia có đường bờ biển dài 3.260 km gắn liền với sinh kế của hàng triệu người dân.
Tầm nhìn bền vững gắn liền với kinh tế xanh
Tăng trưởng xanh và phát triển các nền kinh tế xanh là xu hướng chung của thế giới nhằm đảm bảo tăng trưởng bền vững gắn liền với loại bỏ tác động đến môi trường. Với tài nguyên nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và tốc độ tăng trưởng cao, Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế xanh đầy tiềm năng. Trong đó, kinh tế biển và tài chính xanh lam - lĩnh vực tài chính khí hậu mới nổi gắn liền với bảo vệ biển và nước hứa hẹn sẽ trở thành làn sóng xu hướng tại Việt Nam - quốc gia có đường bờ biển dài 3.260 km gắn liền với sinh kế của hàng triệu người dân.
Theo ông Thomas Jacob – Giám đốc Quốc gia tại Việt Nam, Campuchia và CHDCND Lào của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), Việt Nam rất có tiềm năng phát triển đối với lĩnh vực năng lượng gió trên bờ và ngoài khơi cũng như khai thác nguồn tài nguyên biển phong phú. Đặt trong bối cảnh nhu cầu về tài chính xanh lam gia tăng nhờ sự quan tâm ngày một lớn của các nhà đầu tư trên thế giới, ông Thomas Jacob cho biết: “Loại hình tài chính sáng tạo này mang đến cơ hội cho ngành tài chính Việt Nam. Việc chuyển đổi sang nền kinh tế có khả năng chống chịu với khí hậu và phát thải carbon thấp cần vốn đầu tư lớn, ít nhất một nửa trong số đó đến từ khu vực tư nhân. Đây cũng là chìa khóa để đạt được các mục tiêu Phát triển bền vững của Việt Nam, đồng thời là cơ hội để ngành ngân hàng trong nước khẳng định vị thế dẫn đầu thị trường”.
Theo đó, Việt Nam đã triển khai các chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh theo từng giai đoạn với tầm nhìn tới năm 2050, hướng đến mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Để đáp ứng nguồn vốn cho các dự án môi trường và đạt mục tiêu này cần nguồn tài trợ dài hạn lên tới xấp xỉ 368 tỷ USD và ngành ngân hàng đóng vai trò trung gian tài chính quan trọng để cung ứng vốn cho nền kinh tế xanh.
Tiên phong phát triển tài chính xanh lam
Là một thành viên của hệ thống ngân hàng, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) không ngừng mở rộng hợp tác quốc tế để thu hút dòng vốn ngoại với tổng số tiền lên tới gần 850 triệu USD từ các tổ chức tài chính hàng đầu thế giới như IFC, DFC, AIIB, Norfund… Với tầm nhìn chiến lược bền vững của Ngân hàng và sự hỗ trợ về tài chính, chuyên môn từ các đối tác quốc tế giàu kinh nghiệm, SeABank tập trung phát triển hệ thống tài chính xanh nhằm huy động nguồn tài trợ từ khu vực tư nhân cho các dự án môi trường vốn đòi hỏi nguồn vốn lớn và dài hạn.
“SeABank đặt mục tiêu trở thành đơn vị tiên phong trong việc liên kết các khu vực công và khu vực tư nhân để tạo ra các cơ hội minh bạch và hấp dẫn cho thị trường, thúc đẩy các khoản đầu tư vào kinh tế xanh lam của Việt Nam. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ có đủ nguồn vốn để phát triển và mở rộng, đặc biệt là các doanh nghiệp liên quan đến các dự án xanh” - Bà Lê Thu Thủy - Phó Chủ tịch HĐQT SeABank chia sẻ về tầm nhìn chiến lược bền vững của Ngân hàng.
Theo đó, SeABank tiên phong ứng dụng công cụ tài chính sáng tạo thông qua việc phát hành trái phiếu xanh lam đầu tiên của Việt Nam và phát hành trái phiếu xanh lá đầu tiên bởi một ngân hàng thương mại tư nhân trong nước cho các tổ chức tài chính quốc tế là IFC và AIIB với tổng giá trị lên tới 150 triệu USD. Ngoài ra, IFC sẽ tư vấn cho SeABank áp dụng các khung trái phiếu xanh lá và xanh lam, xác định các tài sản xanh lá và xanh lam đủ điều kiện tài trợ cũng như xây dựng danh mục các dự án tiềm năng. Trái phiếu được phát hành cho danh mục đầu tư xanh lá và xanh lam có kỳ hạn dài hơn các trái phiếu thông thường, điều khoản thuận lợi và lợi ích lâu dài đối với nền kinh tế bền vững của Việt Nam, phù hợp với định hướng gia tăng nguồn vốn một cách ổn định về trung và dài hạn.
Ngoài ra, SeABank, cùng với IFC và AIIB đã cung cấp các tài liệu, hướng dẫn cần thiết về việc đáp ứng tiêu chí của dự án, xác định các danh mục dự án xanh đủ điều kiện hỗ trợ nền kinh tế xanh, chuyển các nguyên tắc chung về tài trợ nền kinh tế xanh lam thành các hướng dẫn phát hành trái phiếu xanh lam và cho vay xanh lam… Đây là các tài liệu tham khảo hữu ích cho các bên liên quan và những người quan tâm, qua đó tạo tiền đề và mở đường phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam.
Bên cạnh đẩy mạnh hợp tác quốc tế và phát triển tài chính xanh lam, SeABank cũng không ngừng củng cố nguồn lực và nền tảng vững chắc, từng bước “xanh hóa” toàn diện hoạt động theo hướng Ngân hàng xanh như: triển khai tích hợp hệ thống quản lý rủi ro môi trường - xã hội (ESMS) vào quy trình tín dụng; ưu tiên vốn cho các dự án tín dụng xanh tập trung vào lĩnh vực năng lượng; cung cấp vốn giá rẻ cho khách hàng cá nhân mua nhà và sử dụng sản phẩm từ dự án xanh đồng thời triển khai nhiều hoạt động như trồng cây xanh, thu gom rác thải… góp phần chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.
Với tầm nhìn chiến lược bền vững, SeABank sẽ tiếp tục các mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng xanh, tập trung giải ngân nguồn vốn xanh, thiết lập mối quan hệ hợp tác và mở rộng tệp khách hàng xanh, kết nối các dự án xanh… Từ đó, Ngân hàng kiên định tiên phong mở đường, góp phần phát triển và lan tỏa mạnh mẽ làn sóng kinh tế xanh lam, từng bước xây dựng SeABank thành một thương hiệu tài trợ bền vững trên thị trường Việt Nam.
- Tin liên quan
- • Moody's giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của SeABank ở mức Ba3 và triển vọng Ổn định
- • SeABank liên tục tăng hạng trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới”
- • SeABank kết nối giá trị bền vững cùng doanh nghiệp với đặc quyền tài chính vượt trội
- • SeABank chia cổ tức bằng cổ phiếu, nhận cổ phiếu phát hành tổng tỷ lệ gần 13,6% để tăng vốn lên 28.350 tỷ đồng