Thứ năm, 16/05/2024 15:44
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 12/09/2021 08:18

10 dấu hiệu trở nặng của F0 cần chuyển ngay đến bệnh viện

Ngày 11/9/2021, Bộ Y tế đã đưa ra 10 dấu hiệu trở nặng của F0 cần chuyển ngay đến bệnh viện theo Quyết định 4377/QĐ-BYT.

Trong văn bản mới, Bộ Y tế lưu ý việc theo dõi sức khỏe của bệnh nhân COVID-19 đang cách ly, điều trị tại nhà là rất cần thiết, giúp phát hiện kịp thời các trường hợp trở nặng và đưa ngay đến bệnh viện điều trị.

Empty

Bệnh nhân mắc COVID-19 điều trị tại nhà cần được theo dõi sát sao (Ảnh minh họa)

Tại Sổ tay hướng dẫn, Bộ Y tế đưa ra các dấu hiệu trở nặng của người mắc COVID-19 (F0) cần được chuyển ngay đến bệnh viện như sau:

1. Khó thở, thở hụt hơi, nhịp thở tăng ≥ 21 lần/phút. Ở trẻ em, các dấu hiệu thở bất thường gồm thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít.

2. SpO2 ≤ 95% (nếu có thể đo)

Khi phát hiện bất thường, đo lại lần 2 sau 30 giây - 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo. Tẩy sơn móng tay (nếu có) trước khi đo.

3. Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút.

4. Huyết áp thấp

- Huyết áp tối đa < 90 mmHg.

- Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo).

5. Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

6. Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.

7. Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

8. Không thể uống; trẻ em bú kém/giảm, ăn kém, nôn.

9. Trẻ có biểu hiện: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngón tay chân sưng phù nổi ban đỏ, nốt hoặc mảng xuất huyết...

10. Bất kỳ tình trạng nào mà F0 cảm thấy lo lắng, bất ổn.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng lưu ý F0 cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp như:

- Nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ; tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày.

- Uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước.

- Không bỏ bữa, tăng cường dinh dưỡng: Ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả…

- Tránh xem, đọc hoặc nghe những tin tức tiêu cực về dịch Covid-19 trên các mạng xã hội.

Thúy Ngà  
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Bị lạc nội mạc tử cung nên và không nên ăn gì?
5 đồ uống buổi sáng giúp kiểm soát huyết áp mà không cần thuốc
Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?
Nhầm lẫn tai hại trong tiệm spa
9 bước cần thực hiện để xây dựng một lối sống lành mạnh
Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày
Bé 5 tháng tuổi mặt sưng nề do thói quen tai hại từ người lớn
Ung thư đại trực tràng ở Mỹ tăng 500%, ngày càng trẻ hoá độ tuổi
Xem thêm