Thứ bảy, 15/02/2025 07:12     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 05/09/2021 07:50

Xót lòng bữa cơm của người lao động "mắc kẹt" vì dịch ở Hà Nội

Đã hơn 2 tháng nay, vợ chồng chị Phùng Thị Hương rơi vào cảnh thất nghiệp, không có thu nhập vì thế bữa cơm hàng ngày cũng chỉ quanh quẩn lạc rang, canh rau... qua bữa.

Empty

Trong căn phòng trọ chỉ 15m2, chị Hương đang tận dụng nồi cơm điện để nấu các món ăn.

Trước làn sóng dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, thành phố Hà Nội buộc phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 17 của UBND TP. Vì thế các quán ăn, cửa hàng kinh doanh sản phẩm không thiết yếu trên địa bàn thành phố buộc phải đóng cửa tạm dừng hoạt động. Bên cạnh đó, giao thông qua các cửa ngõ được kiểm soát chặt chẽ nên hầu hết các lao động thời vụ ngoại tỉnh rơi vào tình cảnh hết sức khó khăn, ở lại thì thất nghiệp, không tiền, muốn về quê cũng không xong.

Nhọc nhằn mưu sinh nơi đất khách, chật vật giữa tâm dịch

Chị Phùng Thị Hương quê ở huyện Lang Chánh - tỉnh Thanh Hóa và chồng mới cưới lên Hà Nội làm việc và thuê trọ tại Lĩnh Nam - Hoàng Mai - Hà Nội được hơn 5 tháng thì rơi vào cảnh mất việc làm do ảnh hưởng của Covid-19.

Trước đó chị Hương làm thêm tại một cửa hàng bán quần áo, thu nhập mỗi tháng vào khoảng 6 triệu đồng. Số tiền đó, đủ để chị chi tiêu và trang trải cuộc sống. Nhưng vài tháng trở lại đây, các cửa hàng kinh doanh đóng cửa, chị mất thu nhập hoàn toàn.

“Tôi và chồng sau khi cưới xong quyết định lên Hà Nội tìm việc làm để có thu nhập ổn định hơn. Tuy nhiên, vừa lên Hà Nội được 5 tháng thì đã có tới 3 tháng nghỉ việc vì dịch”, chị Hương buồn rầu tâm sự.

Chồng chị Hương làm đầu bếp tại một nhà hàng ở Hà Nội, tuy nhiên khi TP áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 quán ăn đóng cửa, chồng chị bị cuốn theo vòng thất nghiệp cùng những người lao động khác.

Mất việc làm không có tiền lại không về được quê, số tiền tiết kiệm của vợ chồng chị Hương đã cạn kiệt, những bữa ăn vì thế ngày một đạm bạc, “chỉ mong có cơm ăn là tốt lắm rồi”.

Empty

Mâm cơm của vợ chồng chị Hương trơ trọi chỉ còn 2 món.

Chị Hương cho hay, 2 vợ chồng thất nghiệp mấy tháng nay nên tiền tiết kiệm cũng hết dần. Ở quê gia đình lại nghèo, hoàn cảnh khó khăn nên không dám gọi điện cho gia đình gửi đồ ăn lên.

“Phòng trọ được phát thẻ đi chợ nhưng không có tiền nên tôi cũng chưa sử dụng đến thẻ. Bữa cơm như thế này đối với chúng tôi đã là quá tốt rồi. Trứng là được phường trợ cấp, nếu không có hỗ trợ thì chúng tôi chỉ có ăn cơm chan nước mắm qua ngày”, chị Hương nghẹn ngào cho hay.

Nghỉ dịch không được đi làm cũng không được ra ngoài, 2 vợ chồng cứ quanh quẩn trong phòng trọ. “Hôm nào đói quá thì đi ngủ thật sớm để quên cái đói. Dù sao cũng không phải làm gì, ngủ trừ bữa cũng được”, chị Hương tâm sự thêm.

Empty

Trong căn phòng chật hẹp, chiếc giường cũng là chỗ ngồi ăn của 2 vợ chồng

May mắn, thấu hiểu những khó khăn của người lao động trong mùa dịch, bác chủ nhà đã miễn tiền phòng trọ cho vợ chồng chị Hương. Điều này, giúp đỡ vợ chồng chị một phần nào áp lực trong những ngày dịch.

Mong hết dịch để về quê với gia đình

“Là thành viên trụ cột gia đình, chưa bao giờ tôi thấy gánh nặng "cơm áo gạo tiền" đè lên vai như lúc này”, chị Hương tâm sự.

Xa nhà lên thành phố làm việc cũng đã gần nửa năm, những tháng trước có lương, anh chị thường gửi về quê cho gia đình để bố mẹ trang trải nhưng giờ dịch dã diễn biến phức tạp quá, nếu cứ thất nghiệp như thế này, anh chị sợ mình không duy trì nổi cuộc sống tại đây.

“Tiền bạc thì đã hết sạch, những ngày qua chúng tôi chủ yếu sống nhờ sự giúp đỡ của các mạnh thường quân về nhu yếu phẩm như gạo, mỳ tôm, rau… Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh chưa biết đến khi nào, cứ ăn và nằm cả ngày chờ sự giúp đỡ, tôi thấy rất sốt ruột, sợ phiền hà cho mọi người. Vì thế tôi rất mong được trở về quê cùng gia đình, về cách ly rồi tìm một công việc ở quê để kiếm sống cho ổn định”, chị Hương nói.

Không chỉ vợ chồng chị Hương, hàng ngàn lao động tự do ở nhiều địa phương khác khi ra Hà Nội làm việc cũng đang rơi vào cảnh bị kẹt lại ở các khu nhà trọ. Cuộc sống của họ thực sự đang từng ngày đối mặt với cảnh cầm cố qua ngày với những khoản chi tiêu, bữa ăn tằn tiện để chờ đợi dịch qua đi.

Được biết, trước những khó khăn người lao động đang đối mặt, TP Hà Nội đã có những chính sách để hỗ trợ, động viên người lao động mất việc làm.

Theo Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, đến hết ngày 2/9, thành phố đã hỗ trợ an sinh xã hội cho gần 2,4 triệu lượt người, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn do Covid-19. Tổng kinh phí chi hỗ trợ là gần 839 tỷ đồng, trong đó kinh phí từ ngân sách là gần 676 tỷ đồng; nguồn vận động xã hội hóa là gần 163 tỷ đồng.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Thúy Ngà  
Kiếm hàng trăm USD/ngày nhờ dịch vụ 'anh hùng cứu mỹ nhân'
Gần 200 sinh viên của Trường đại học UTH được Vinfast trả lương
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 14/2/2025
Nghệ An công bố tổ chức bộ máy sau sáp nhập
Trào lưu xé túi mù, Baby Three bao giờ hết hot?
Công ty cho uống rượu bia trong giờ làm để thu hút nhân tài
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 13/2/2025
Trào lưu xé túi mù có gì đặc biệt để 'gây nghiện' cả người lớn lẫn trẻ con?
Huyện đảo Cô Tô - Quảng Ninh mở cửa biển đầu năm
Miền Bắc không khí lạnh tăng cường, miền Nam áp thấp sát bờ biển
34 cán bộ lãnh đạo TP Hải Phòng xin nghỉ hưu trước tuổi
Học sinh THPT Hà Nội lấy nước mắt người xem qua vở kịch thời chiến
Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận, thông qua nhiều nội dung quan trọng
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 12/2/2025
4 điều kiêng, 5 điều không nên cầu khi đi lễ chùa Rằm tháng Giêng
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 11/2/2025
Các nước châu Á ăn rằm tháng Giêng như thế nào?
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 10/2/2025
“Cha đẻ” Baby Three: Từ người bán cơm chiên đến doanh thu 7 tỷ đồng nhờ xé túi mù
Xem thêm