Thứ hai, 05/05/2025 08:04     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 10/11/2023 06:30

Wifi gây ung thư không?

Sóng wifi đang dần chiếm vai trò trong cuộc sống công nghệ hiện đại. Tuy nhiên nhiều người lo lắng về khả năng wifi gây ung thư cũng như các vấn đề sức khỏe khác do loại sóng này gây ra.

Wifi là một công nghệ không dây, được sử dụng để kết nối máy tính xách tay, điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác với Internet. Wifi gửi dữ liệu qua bức xạ điện từ, một loại năng lượng. Bức xạ tạo ra các vùng gọi là trường điện từ (EMF).

Lâu nay, không ít người vẫn thường lo ngại rằng bức xạ từ wifi gây ra các vấn đề sức khỏe như ung thư, vô sinh,... Điều này liệu có đúng?

094

Ảnh minh họa.

Sóng wifi gây ung thư?

Vấn đề này lần đầu được bàn luận vào năm 2011, khi Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) của Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố rằng EMF “có thể gây ung thư cho con người”. Cơ quan này được thành lập bởi 30 nhà khoa học đã đánh giá các nghiên cứu về EMF và ung thư.

Tuy nhiên, các nghiên cứu liên quan đến EMF và ung thư đang mâu thuẫn nhau. Ví dụ, theo một đánh giá nghiên cứu năm 2017, EMF từ các thiết bị không dây làm tăng nguy cơ mắc bệnh u thần kinh đệm, một loại u não. Nhưng một nghiên cứu năm 2018 nói rằng không có mối liên hệ rõ ràng giữa EMF và khối u não.

Mặt khác, trong một nghiên cứu trên động vật năm 2015, việc tiếp xúc lâu dài với wifi gây ra căng thẳng oxy hóa trong tử cung của chuột. Căng thẳng oxy hóa được biết là góp phần vào sự phát triển của bệnh ung thư.

Ngoài ra, một nghiên cứu trên động vật năm 2018 cũng cho thấy wifi làm giảm hoạt động của các enzyme chống oxy hóa, giúp chống lại stress oxy hóa.

Hiện nay, hầu hết các nghiên cứu kiểm tra mối liên hệ giữa wifi và ung thư đều liên quan đến động vật. Thế nên những kết quả đó chưa thuyết phục, cơ chế đằng sau những tác động này vẫn chưa cụ thể và không thể xác nhận rằng wifi gây ung thư ở người. Thế giới cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định xem bức xạ từ wifi có thể dẫn đến ung thư hay không.

098

Ảnh minh họa.

Nếu lo ngại về những ảnh hưởng tiềm ẩn đến sức khỏe của bức xạ wifi, bạn có thể muốn hạn chế tiếp xúc với nó hoặc chủ động nói chuyện với chuyên gia y tế. Cần lưu ý rằng, WHO xếp sóng wifi thuộc trường điện từ tần sóng vô tuyến RF/EMF - là tác nhân gây ung thư nhóm 2B - tức ở mức tiếp xúc nhất định, dưới điều kiện nhất định thì có thể đủ hại để gây bệnh và cà phê cũng bị xếp ở nhóm này.

Tác động của sóng wifi với sức khỏe

Mặc dù chưa có câu trả lời chính xác về việc wifi gây ung thư nhưng thiết bị này vẫn gây những ảnh hưởng khác đến với sức khỏe con người.

Gây thiếu tập trung

Bức xạ của wifi có thể làm giảm hoạt động của não, ảnh hưởng đến sự tập trung và trí nhớ của con người trong thời gian dài, đặc biệt là ở phụ nữ.

Gây mệt mỏi

Mệt mỏi kéo dài là một trong những tác động xấu của các tia phóng xạ. Sóng wifi sẽ khiến bạn thường xuyên bị mệt mỏi và thiếu năng lượng để làm việc hàng ngày.

Tăng nhịp tim

Như một kết quả của các phản ứng vật lý với sóng điện từ, wifi sẽ khiến nhịp tim tăng lên, tương tự như nhịp tim của một người đang bị căng thẳng. Điều này làm gia tăng các nguy cơ dẫn tới các căn bệnh tim mạch nguy hiểm.

Wifi có thể gây mất ngủ

Nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ vào ban đêm hoặc rất khó ngủ, hãy nghĩ ngay tới wifi. Đây có thể là nguyên nhân chính. Những người sử dụng wifi thường phàn nàn mình hay bị mất ngủ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc tiếp xúc với bức xạ EMF từ các mạng wifi có thể ảnh hưởng đáng kể tới mô hình giấc ngủ, và tiếp xúc lâu dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác liên quan tới giấc ngủ của bạn, bao gồm tăng huyết áp và bệnh trầm cảm.

45

Ảnh minh họa.

Wifi có thể làm giảm khả năng sinh sản

Tiếp xúc với EMFs phát ra từ wifi có thể gây phân mảnh ADN tinh trùng trong các tế bào tinh trùng và làm chậm khả năng di chuyển của chúng. Nhiệt độ tỏa ra từ laptop, máy tính bảng, thậm chí có thể giết chết các tế bào tinh trùng và ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe sinh sản của nam giới.

Cũng giống như nam giới, sóng wifi có thể làm giảm khả năng sinh sản của nữ. Các nghiên cứu trên động vật nữ cho thấy, bức xạ EMF cũng có thể ngăn chặn trứng được cấy vào tử cung hoặc có thể gây bất thường thai nhi.

Cách giảm tác động có hại của bức xạ wifi

Để giảm ảnh hưởng của wifi đến sức khỏe mỗi người, các gia đình cần chú ngắt kết nối wifi để ngăn chặn bức xạ nguy hại của nó vào ban đêm, không nên đặt router trong nhà bếp hay phòng ngủ mà hãy đặt nó ở phòng mà mình ít sử dụng nhất.

Ngoài ra, mọi người có thể dùng cáp để giảm các sóng điện từ bởi điều này là cần thiết để bảo vệ chúng ta khỏi bức xạ wifi. Đặc biệt, nếu gia đình có em bé, nhất là trẻ sơ sinh, cần hạn chế tối đa việc sử dụng wifi nhằm tránh những bức xạ có hại để không hạn chế sự phát triển của trẻ.

Phương Anh  
Bệnh viện ĐK tỉnh Nam Định nói gì khi bị 'tố' yêu cầu đóng đủ viện phí mới cấp cứu cho cháu bé tai nạn?
Cắt thành công khối u mỡ nặng 2kg vùng nách cho nữ bệnh nhân 52 tuổi
Cụ ông nhập viện do bị hóc thịt bò khi ăn cỗ
Lầm tưởng “chết người” khi tự chữa bệnh miễn dịch, dị ứng tại nhà
Cần Giờ sắp có bệnh viện theo tiêu chuẩn y tế hàn lâm hàng đầu Hoa Kỳ
Chuyên gia cảnh báo món ngon không nên ăn quá 1 lần mỗi tuần
Bé 7 tháng tuổi bị viêm phổi, suy hô hấp cấp do sởi biến chứng
Vinmec được công nhận là Trung tâm xuất sắc về Dị ứng - Miễn dịch nhờ góp phần chuẩn hóa và nâng cao năng lực toàn ngành
Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vắc xin sởi do FPT Long Châu trao tặng
Biến chứng nhập viện sau khi bôi dầu gió chữa Zona
Cứu sống sản phụ bị băng huyết do đờ tử cung sau khi mổ lấy thai
Cô gái 18 tuổi mang khối u buồng trứng chiếm gần hết khoang bụng
Báo động bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo 5 cách phòng bệnh với nhóm nguy cơ cao
Cụ ông 68 tuổi bị nhiễm trùng gây khuyết vùng trán
Ngực to bất thường, đi khám phát hiện khối u to gần một gang tay
Đột quỵ nguy kịch do lạm dụng thuốc tránh thai
Vinmec là hệ thống y tế đầu tiên tại Việt Nam được vinh danh tại Healthcare Asia Awards 2025
Trẻ sơ sinh nằm gối được không?
Giải pháp điều trị mỡ máu tiên tiến hàng đầu thế giới đã có mặt tại Việt Nam
Kết hôn nửa năm không có bầu, đi khám bất ngờ phát hiện gen chuyển hóa hiếm gặp
Xem thêm