Thứ ba, 23/04/2024 16:12
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 24/11/2021 14:14

Vì sao tắm đêm dễ gây đột quỵ?

Ở một số nước ôn đới như Hàn Quốc, các nước Châu Âu, số người bị đột quỵ có sự gia tăng vào mùa lạnh. Điều này chứng tỏ yếu tố thời tiết có liên quan đến đột quỵ.

Tắm đêm, tắm lạnh có tăng nguy cơ đột quỵ hay không?

BS chuyên khoa Đào Duy Khoa - Trưởng đơn vị bệnh mạch máu não, BVDDKQT Vinmec Centrer Park cho biết, đột quỵ có 2 dạng:

+ Xuất huyết não: Vỡ mạch máu

+ Tắc mạch máu não: Nhồi máu não

Liên kết việc tắm đêm và tắm lạnh không thể nào gây vỡ mạch máu não hoặc nhồi máu não. Bởi tắm đêm và tắm lạnh không thể tạo ra cục máu đông cũng như ảnh hưởng đến mạch máu gây xuất huyết não.

Tuy nhiên, khi tắm đêm và tắm lạnh gây xáo trộn nhiệt độ đột ngột hoặc nhanh, cơ thể sẽ phản ứng gây ảnh hưởng huyết áp hoặc bệnh nền gây đột quỵ.

tam dem tam lanh de dot quy 1

Ảnh minh họa

Những thói quen không tốt như: Thay đổi nhiệt đột đột ngột, lạnh quá hoặc tắm đêm về bản chất không thể gây đột quỵ nhưng có thể ảnh hưởng gián tiếp thông qua các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe chung như huyết áp gây đột quỵ.

Ở những người lớn tuổi có nhiều bệnh nền dễ bị đột quỵ như huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch, xơ vữa mạch máu…

Tần suất bị đột quỵ xảy ra ở người già nhiều hơn ở người trẻ, tuy nhiên, gần đây, tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ ngày càng gia tăng.

Người bị đột quỵ không có dấu hiệu báo trước, không chỉ tắm đêm đột quỵ mà còn có thể xảy ra khi đang ngồi ăn cơm, làm việc, nói chuyện...bất thình lình, chỉ vài giây trước vẫn có thể nói chuyện bình thường nhưng vài giây sau đã liệt nửa người, nói đớ…

tam lanh

Ảnh minh họa

Cách phòng ngừa đột quỵ

Theo BS Đào Duy Khoa - Trưởng đơn vị bệnh mạch máu não, để phòng ngừa bị đột quỵ, việc quan trọng nhất là phòng ngừa, kiểm soát nguy cơ yếu tố các bệnh nền dẫn đến đột quỵ trước khi chờ có dấu hiệu đột quỵ.

+ Khi thấy hoặc nghi ngờ người thân của mình bị đột quỵ vì tắm đêm hoặc vì lý do nào đó, cần đưa vào bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu người bệnh được cấp cứu đúng khung giờ vàng đột quỵ, thông máu kịp thời thì hiệu quả hồi phục sẽ cao hơn.

+ Khi cấp cứu người bị đột quỵ, không được tự ý điều trị cho bệnh nhân bị đột quỵ dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu, đánh gió vì những động tác này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh và làm mất thời gian vàng điều trị.

+ Không cho bệnh nhân bị đột quỵ ăn uống và đề phòng nôn trào ngược, bệnh nhân hít chất nôn hoặc thức ăn vào đường thở sẻ rất nguy hiểm.

+ Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp, chỉ dùng thuốc hạ huyết áp khi huyết áp lớn hơn 220/120 mmHg và không dùng thuốc hạ huyết áp nhỏ dưới lưỡi.

-> “Giờ vàng” giúp bệnh nhân đột quỵ thoát hiểm

Xem thêm: 9 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (Theo BVQT Vinmec)  
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Tầm soát sức khỏe toàn diện giúp chủ động cuộc sống
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Dấu hiệu u xơ tử cung thường gặp là gì?
Chuyên gia y tế thế giới bàn chiến lược cải thiện sức khỏe và bất bình đẳng giới
Thịt gà có 6 dấu hiệu này tuyệt đối không ăn
Cải thiện ngồi lâu giúp tăng tuổi thọ ở người lớn tuổi
Loại thực phẩm giúp vui vẻ cả ngày phải bổ sung thường xuyên trong bữa ăn
Hoạt động thể chất làm giảm 23% nguy cơ bệnh tim
Công thức “vàng” cho bữa ăn nhẹ dinh dưỡng, tiện lợi từ sữa tươi và yến mạch
Hoại tử vùng rốn sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng
Tập thể dục buổi tối giúp giảm 61% nguy cơ tử vong sớm
Chế độ ăn của người dân Vùng xanh: Bí quyết sống lâu sống khoẻ
Lão hoá và và 4 cách làm chậm lại sự già đi của cơ thể
Cao huyết áp uống rượu được không?
Bé gái 12 tuổi bị xâm hại sinh con: Chuyên gia nhắn nhủ gì với phụ huynh?
Tủ lạnh mất điện bảo quản được thực phẩm trong bao lâu?
Bị rối loạn tâm thần vì loại đồ uống khó bỏ
Xem thêm