Vì sao phải nhịn ăn trước khi gây mê?
Gây mê là một mắt xích rất quan trọng trước khi phẫu thuật, chỉ sự mất cảm giác tạm thời của một phần hoặc toàn bộ cơ thể con người thông qua thuốc và các phương tiện khác, nhằm giúp bệnh nhân giảm đau và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Gây mê cục bộ là gì?
Các dây thần kinh cột sống chịu trách nhiệm về cảm giác của các bộ phận khác nhau của cơ thể. Khi chặn một số dây thần kinh cột sống cụ thể bằng cách tiêm thuốc tê từ phía sau trước khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau. Phương pháp này chỉ có thể làm cho phần dưới cơ thể của bệnh nhân bất động, nhưng ý thức vẫn tỉnh táo, đó gọi là gây tê nửa người.
Bệnh nhân có thể chọn cách gây mê hay không?
Gây mê bao gồm gây mê toàn thân, gây mê từng phần. Bác sĩ gây mê sẽ căn cứ vào ca phẫu thuật mà bệnh nhân sẽ thực hiện để lựa chọn phương pháp gây mê phù hợp, đồng thời sẽ thông báo cho bệnh nhân về kế hoạch đã chọn và đưa ra những giải thích cần thiết.
Bệnh nhân cũng có thể đưa ra ý kiến của mình, bác sĩ sẽ kết hợp các ý kiến chuyên môn để cuối cùng xác định phương pháp gây mê.
Ảnh minh họa.
Tại sao phải nhịn ăn trước khi gây mê?
Nhịn ăn trước khi gây mê chủ yếu là để ngăn dịch trong dạ dày trào ngược lên đường hô hấp gây viêm phổi hoặc ngạt thở.
Đối với thức ăn lỏng như cà phê, nước lọc… có thể nhịn ăn trước mổ 2 tiếng, thức ăn dễ tiêu hơn như cháo có thể nhịn ăn trước mổ 6 tiếng. Đồ khó tiêu hóa như thịt, đồ chiên rán nên nhịn ăn từ 8 tiếng trước mổ.
Nếu sợ đau có thể uống thêm thuốc mê không?
Liều lượng thuốc mê do bác sĩ căn cứ vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân và ca phẫu thuật xác định, nếu liều lượng quá lớn có thể xảy ra tác dụng phụ, thậm chí có thể gây nguy hiểm.
Có thể sơn móng tay trước khi phẫu thuật không?
Không, độ bão hòa oxy trong máu cần được theo dõi trong quá trình phẫu thuật, nếu sơn móng tay sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả theo dõi.
Tại sao cần đặt nội khí quản trong khi gây mê?
Bệnh nhân được gây mê toàn thân không có chức năng tự thở cần được đặt nội khí quản hỗ trợ hô hấp, thao tác này được thực hiện sau khi bệnh nhân bất tỉnh nên không gây đau đớn.
Răng lung lay có ảnh hưởng đến việc gây mê không?
Răng lung lay cần được thông báo trước cho bác sĩ gây mê, nếu việc đặt nội khí quản bị ảnh hưởng có thể nhổ ra hoặc cố định trong quá trình gây mê để tránh răng rơi vào đường thở.
Tại sao bạn bị ớn lạnh sau khi phẫu thuật?
Run rẩy sau phẫu thuật là hiện tượng co giật cơ bắp không tự chủ sau khi phẫu thuật, nguyên nhân cụ thể vẫn chưa rõ ràng. Các biện pháp như giữ ấm và hít thở oxy có thể giảm bớt hiệu quả, nếu cần thiết cũng có thể sử dụng thuốc.
Ảnh minh họa.
Làm gì với tình trạng bồn chồn sau phẫu thuật?
Sau khi gây mê toàn thân, bệnh nhân có thể cảm thấy bồn chồn và dao động cảm xúc, hãy cố gắng an ủi bệnh nhân và quan sát xem có bất thường nào không cho đến khi bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo.
Gây mê toàn thân có ảnh hưởng đến trí thông minh không?
Các loại thuốc mê đang sử dụng hiện nay ít ảnh hưởng đến cơ thể con người, có thể chuyển hóa và đào thải ra ngoài sau phẫu thuật, nếu dùng đúng cách sẽ không ảnh hưởng đến trí tuệ.
Gây mê cho bệnh nhân lớn tuổi có nguy cơ cao hơn không?
Hầu hết người cao tuổi đều mắc các bệnh như tăng huyết áp và tiểu đường, những bệnh này có thể làm tăng độ khó của phẫu thuật và gây mê, đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn, vì vậy người cao tuổi nên được đánh giá đầy đủ trước khi phẫu thuật và chú ý giảm liều lượng.
Gây mê có thể làm giảm đau đớn cho bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật, là một phần quan trọng của ca phẫu thuật, bệnh nhân nên hiểu đầy đủ một số lưu ý về gây mê trước khi phẫu thuật, để tránh chạm vào một số điều cấm kỵ và ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc mê.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng không cần quá lo lắng về vấn đề gây mê, chỉ cần thao tác diễn ra chính xác thì việc gây mê sẽ không gây ra những tác hại rõ rệt cho cơ thể.