Vì sao không nên uống cà phê vào mùa lạnh?
Cà phê là thức uống quen thuộc với nhiều người, giúp họ tỉnh táo, sảng khoải hơn. Thế nhưng loại đồ uống này lại không nên dùng trong mùa lạnh.
Uống cà phê khi trời lạnh làm giảm thân nhiệt
Cà phê gây nên cảm giác kích thích cho người vì hàm nó chứa hàm lượng caffein, loại chất này được biết đến như một liều thuốc an thần, giúp ngủ ngon nếu sử dụng đúng cách, ngược lại nó sẽ làm bạn thức trắng cả đêm dài.
Mới đây, một phát hiện nữa khiến bạn sẽ cân nhắc lựa chọn loại đồ uống này trong mùa lạnh. Như chúng ta đã biết, cơ thể thường sẽ ấm hơn môi trường xung quanh và tỏa nhiệt. Tuy nhiên, khi trời lạnh, cơ thể phản ứng lại bằng cách run, tạo ra nhiều nhiệt hơn cho vùng lõi.
Bạn nên hạn chế uống cà phê trong mùa lạnh (Ảnh minh họa)
Uống một ly cà phê vào ngày trời lạnh có thể sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều vì caffein là chất lợi tiểu. Và đó là “một cách khác để mất nhiệt vì chất lỏng đó ấm hơn nhiều so với môi trường xung quanh”, Alan Hedge, giám đốc Labo yếu tố con người và Ergonomics, Đại học Cornell nói.
Có thứ đồ uống nào khác không làm ấm cơ thể không? Có, đó là rượu. một chất lợi tiểu nữa làm cho các mạch máu giãn ra. Đó là lý do tại sao một số người uống đồ uống có cồn khi trời lạnh có thể bị hạ thân nhiệt.
Vậy bạn có thể uống gì để làm ấm cơ thể? Câu trả lời đến từ Mông Cổ. Từ thời Thành Cát Tư Hãn, người dân ở đây vẫn sưởi ấm cơ thể bằng cách uống một loại đồ uống có chứa bơ từ bò lông dài Tây Tạng. Người Mông Cổ uống sữa ngựa tươi, ấm, mang lại cho họ khả năng có chế độ ăn nhiều calo bền vững, ấm áp, giữ nhiệt cao, giữ ấm cho cơ thể.
Do đó bạn có thể tiếp tục gọi một cốc sô cô la hoặc latte nóng – chỉ cần đảm bảo rằng nó không chứa caffein. Nếu bạn không phải là tín đồ của sữa? Hãy thử một loại đồ uống không chứa caffein nằm trong khoảng 37oC (nhiệt độ cơ thể bình thường) đến 46,1oC. Nghiên cứu cho thấy \ đồ uống trong phạm vi nhiệt độ này đó sẽ khiến cơ thể cảm thấy ấm hơn khoảng 2,6oC, tờ Wall Street Journal đưa tin. Một tách trà hoa cúc thơm ngát chính là bí quyết.