Thứ năm, 12/12/2024 15:58     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 09/10/2024 06:00

Vì sao cáo thị xưa chỉ vẽ phác hoạ nhưng tội phạm khó trốn thoát?

Thời xưa, chân dung các tù nhân đều được các họa sĩ vẽ bằng tay, chỉ phác họa vài đường nét, ngoài việc có thể biết được giới tính và tên, một tờ cáo thị gần như không có thêm manh mối gì nhưng tội phạm vẫn khó mà chạy thoát.

Người xưa có câu: “lưới Trời lồng lộng, thưa mà khó lọt”, những ai làm điều xấu cuối cùng sẽ bị trừng trị.

Khi xem các bộ phim truyền hình cổ trang của Trung Quốc, chúng ta thường thấy các quan chức truy lùng tội phạm với bức chân dung, hoặc triều đình dán “tờ cáo thị”.

Việc tìm tội phạm truy nã của quan phủ không chỉ dựa vào hình vẽ tội phạm trên những tấm cáo thị mà chủ yếu phụ thuộc vào 3 cách sau đây.

Hệ thống giấy tờ nhận dạng nhân thân

Hệ thống nhận dạng thời phong kiến khá giống với những loại giấy tờ cá nhân của người dân ngày nay như chứng minh thư, căn cước công dân… Trải dài qua nhiều triều đại, loại giấy chứng nhận thân phận này tại Trung Quốc lại có những tên gọi khác nhau.

Quan phủ cầm những tờ cáo thị đi tìm tội phạm lẩn trốn trong các bộ phim cổ trang. (Ảnh: Baidu).

Thời phong kiến, nếu như 1 người không có giấy chứng nhận thân phận này thì sẽ khó lòng thuê quán trọ để ở. Thậm chí, họ có đến nhà dân để xin ở nhờ cũng rất khó. Nếu có người lạ đến nhà, người dân sẽ hỏi giấy chứng minh thân phận đầu tiên. Nếu không có giấy đồng nghĩa rằng họ có lai lịch bất minh, không thể lẩn trốn ở nhà dân.

“Chứng minh thư” của mỗi tầng lớp là khác nhau. Chẳng hạn như bùa hổ, bùa cá, thẻ răng, thẻ thắt lưng,… những thông tin cần thiết như tên người cũng sẽ được ghi rõ ràng trên đó.

Việc tìm nơi lẩn trốn với những tên tội phạm trở nên khá “khó nhằn” vì cơ chế này. Bởi họ không thể trình giấy chứng minh thân phận ra vì đang lẩn trốn. Nhưng nếu không trình ra, sẽ không ai cho họ ở nhờ hoặc thuê trọ. Do đó, những tên tội phạm chỉ còn đường lang thang, ẩn dật tại nơi đầu đường xó chợ hoặc những ngôi miếu hoang.

Tại những nơi này, những tên tội phạm có thể thoát khỏi sự truy bắt nhưng lại không có chỗ ngủ nghỉ đàng hoàng, càng khó tìm kiếm thức ăn. Nhưng nếu 1 khi ló mặt ra bên ngoài, họ lập tức sẽ bị những toán lính quan phủ tóm gọn’ Có thể thấy, cho dù chúng chọn con đường nào thì cũng khó mà thoát thân.

Quy chế tội liên đới

Quy chế này được thực thi thời nhà Tần (Trung Quốc). Dựa theo quy định này, cứ 10 hộ gia đình sẽ được quy thành 1 giáp (1 kiểu biên chế hộ khẩu thời xưa). Nếu như trong số 10 hộ này có gia đình nào có người phạm tội, 9 hộ còn lại phải có trách nhiệm báo cáo. Nếu không báo cáo sẽ phải chịu tội tương đương.

Không chỉ vậy, vào thời xưa, sự khác biệt về ngữ điệu, cách phát âm (hay nói cách khác là giọng địa phương) giữa các khu vực cực kì sâu sắc. 1 khi có người lạ từ nơi khác đến, người dân bản địa rất nhanh sẽ nhận ra. Khi được hỏi về thân phận, nếu không nói rõ được sẽ bị người dân báo lên quan phủ.

Minh họa 1 tờ cáo thị tìm tội phạm thời xưa. Ảnh: Baidu.

Tiền treo thưởng tìm được tội phạm

Trên những tờ cáo thị, quan phủ sẽ ghi rõ số tiền treo thưởng cho ai tìm được tội phạm. Nếu đích thân đưa tội phạm đến nha môn, số tiền thưởng sẽ càng nhiều hơn.

Số tiền treo thưởng thường từ 100 đến 1.000 lượng bạc. Nếu quy đổi ra tiền hiện đại, ngay từ thời nhà Đường, 1 lượng bạc đã bằng 3.000 NDT (khoảng gần 11 triệu VND). Tại thời Tống, 1 lượng tương đương 1.300 NDT (tức khoảng gần 5 triệu VND). Như vậy, con số 100 đến 1.000 lượng bạc tiền thưởng là khá lớn ở các thời đại đó.

Số tiền thưởng này là một khối tài sản khổng lồ đối với những người dân bình thường thời bấy giờ, đủ để khiến họ phải dốc hết tâm sức tìm kiếm những kẻ đào tẩu.

Tuy nhiên, để giành được số tiền này cũng không dễ dàng. Bởi các đối tượng đang bị truy nã đều phạm trọng tội, rất nguy hiểm. Thế nhưng, vào thời đại đó, vẫn có rất nhiều người lao vào ‘săn’ tiền treo thưởng bắt tội phạm để 1 bước lên mây trở nên giàu có.

T. Linh (Theo SOH)  
Nặng nhọc nghề giáo viên mầm non
Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
“Cha đẻ AI” Geoffrey Hinton: Giải VinFuture linh hoạt hơn Giải Nobel
Độc đáo ngôi đình cổ hơn 300 năm tuổi ở Hải Phòng
Sẽ có đường kết nối từ Hà Nội tới sân bay Gia Bình rộng 80-100m
Cứu sống bé trai 14 tuổi bị dập phổi, chấn thương tim do TNGT
VinFuture - Nguồn cảm hứng lớn cho nhà khoa học Việt bứt phá
'Người ăn xin giàu nhất thế giới' làm việc 12 tiếng/ngày, tài sản hơn 22 tỷ đồng
Đồng chủ nhân Giải thưởng Chính VinFuture 2024: “Đây là giải thưởng đầu tiên nhận ra và tôn vinh 3 nền tảng của AI”
Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024
Cụ bà 91 tuổi miệt mài giữ nghề đan nón hơn 300 năm ở thủ đô
Hàng vạn người đội lạnh đến xem concert 'Anh trai say hi'
Cứu sống người đàn ông 40 tuổi mắc virus viêm màng não hiếm gặp
Phẫu thuật lấy thai thành công cho sản phụ nặng 128kg
Gia đình quân nhân hiếm muộn vỡ òa hạnh phúc trên hành trình 'tìm con yêu'
Ra trường với khoản nợ 1 tỷ đồng, sau 7 năm mua nhà, lập công ty riêng
Giảm 22kg trong vài tháng, cựu thủ khoa thanh nhạc quyết theo đuổi Pickleball
Cấp cứu thành công cho người bị u buồng trứng xoắn khổng lồ
Nhà khoa học VinFuture: Không cần 'tư duy ngoài hộp' vì chiếc hộp ấy không tồn tại
Thói quen thời thơ ấu giúp Bill Gates trở thành tỷ phú
Xem thêm