Thứ hai, 20/05/2024 15:12
|
Hà nội 21*C/61%
Emagazine
Để làm ra những ngôi nhà gỗ kẻ truyền đẹp và độc đáo, người thợ Phù Yên phải thường xuyên sưu tầm những mẫu hoa văn độc đáo, kiểu dáng phù hợp với yêu cầu của gia chủ.
Nghe-lam-nha-co02

Vài năm trở lại đây, mỗi khi nhắc đến những ngôi nhà gỗ mang phong cách cổ điển (nhà kẻ truyền) chắc chắn phải nhắc đến những người thợ chuyên dựng nhà cổ tại làng Phù Yên (xã Trường Yên, Chương Mỹ, Hà Nội).

Nơi đây trở thành điểm tìm đến thường xuyên của những khách muốn đặt dựng những ngôi nhà cổ với giá thành từ vài trăm triệu cho đến vài chục tỷ đồng.

Tại làng Phù Yên hiện nay có rất nhiều gia đình nổi tiếng uy tín trong nghề làm nhà gỗ kẻ truyền như gia đinh ông Nguyễn Chí Mười, gia đình ông Nguyễn Chí Quân, gia đình ông Nguyễn Chí Quân... với các mẫu nhà cổ độc đáo, được nhiều khách hàng khắp nơi yêu thích.

Nghe-lam-nha-co03
Những xưởng mộc tại làng nghề Phù Yên (xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội) nổi tiếng với nghề dựng nhà gỗ cổ.

Đến tham quan xưởng dựng nhà cổ của hộ ông Nguyễn Chí Mười khi hàng chục người thợ mộc đang miệt mài đục đẽo, chạm khắc những mẫu hoa văn trên những cột gỗ. Ông Nguyễn Chí Mười cho biết, giá thành của mỗi ngôi nhà cổ hiện nay trên thị trường cao hay thấp còn tùy theo mức độ tinh xảo của những chi tiết được chạm, khắc trên mái, cột nhà như rồng phượng.

"Kiểu nhà càng cổ, họa tiết chạm khắc càng cầu kỳ, tinh xảo, độc đáo bao nhiêu lại càng được người ta săn lùng bấy nhiêu vì không đụng hàng và thể hiện đẳng cấp nên dù đắt đến đâu thì cũng không thiếu khách đặt làm", ông Mười nói.

Empty
Empty

Ông Nguyễn Chí Điền - một nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm làm nhà cổ tại Phù Yên cho biết, giá thành của ngôi nhà cao hay thấp còn tùy theo mức độ tinh xảo của những chi tiết được chạm, khắc trên mái, cột nhà như rồng phượng,… mô phỏng kiểu cách nhà của những đại quan, địa chủ giàu có thời xưa.

Ngoài ra, mấu chốt để quyết định mức giá của một căn nhà chính là loại gỗ được gia chủ đặt làm. Càng những loại gỗ tốt, gỗ quý hiếm thì giá thành của căn nhà càng cao. Hiện nay các loại gỗ được các khách ưa chuộng để dựng nhà cổ thường là đinh, lim, sến, táu, mít, xoan,... với giá thành những ngôi nhà gỗ cổ từ vài tỷ đến hàng trăm tỷ đồng.

Nghe-lam-nha-co04
Ông Nguyễn Chí Mười - Chủ một cơ sở nổi tiếng tại làng Phù Yên giới thiệu về ý nghĩa hoa văn, họa tiết và các loại gỗ thường dùng để làm nhà cổ cho khách.

Trong khi đó, ông Nguyễn Chí Quân – chủ một xưởng mộc nổi tiếng với nghề dựng nhà cổ ở Phù Yên cho biết, có 2 loại gỗ khách thường đặt làm nhất vẫn là gỗ xoan và gỗ mít. Để có thể sở hữu một căn nhà cổ làm bằng gỗ xoan 3 gian hiện nay, khách phải bỏ ra số tiền ít nhất cũng từ 800 triệu – 1 tỷ đồng với thời gian thi công, xây lắp khoảng vài tháng.

"Trước đây, thợ trong làng Phù Yên chủ yếu đi các nơi ăn, ngủ tại công trình để làm nhà gỗ cổ cho khách nhưng khoảng chục năm trở lại đây, nhiều gia đình trong làng sẽ nhận trọn gói việc dựng các ngôi nhà cổ tại xưởng. Sau khi thiết kế, đục đẽo, chạm khắc xong sẽ vận chuyển đến tận nơi và lắp đặt hoàn chỉnh cho khách", ông Quân chia sẻ.

Nghe-lam-nha-co01

Để làm ra được những ngôi nhà gỗ cổ đẹp và độc đáo, người thợ Phù Yên phải thường xuyên sưu tầm những mẫu nhà hay những mẫu hoa văn, kiểu dáng hay các loại vật dụng ở vùng khác nhau để phục vụ cho chính công việc của mình như: Án gian, hoành phi, câu đối…

Không chỉ ở Phù Yên (xã Trường Yên, Chương Mỹ, Hà Nội) mới có nghề làm nhà cổ mà tại một số tỉnh thành khác như Nam Định, Hòa Bình, Nghệ An, Thanh Hóa... cũng có những xưởng mộc nhận dựng nhà cổ.

Nghe-lam-nha-co05
Đặc trưng của nhà cổ là mọi chi tiết gỗ được chạm trổ mềm mại, tinh tế và hầu như không dùng đến các loại đinh vít mà thay vào đó dùng mộng để lắp ghép.

Tuy nhiên, điều đặc biệt là những ngôi nhà cổ do thợ làng Phù Yên làm hoa văn trang trí thường đẹp hơn, dáng nhà cao ráo, thoáng đãng so với thợ ở các nơi khác dựng. Chính vì lý do này nên khách hàng từ khắp nơi, thậm chí từ khắp trong Nam, ngoài Bắc đều lặn lội tìm đến làng Phù Yên để đặt làm nhà cổ.

Phần lớn khách hàng đang ưa chuộng các mẫu nhà cổ truyền thống của 3 miền Bắc – Trung - Nam như: Nhà kẻ truyền Bắc bộ, nhà rường kiểu Huế, nhà sàn của người miền núi...

Đa số khách thích lưu những nét văn hóa truyền thống trên ngôi nhà gỗ nên thường yêu cầu thợ chạm trổ các loài cây biểu tượng của 4 mùa trong năm là bộ tứ quý: Tùng, cúc, trúc, mai hoặc hình con rồng, chim phượng, chim hạc và các chữ phúc, lộc, thọ trên kèo, cột.

Empty
Empty

Ông Nguyễn Chí Quân - một thợ làm nhà cổ có thâm niên trong nghề hơn hai mươi năm cho biết, những thợ giỏi ngoài tay nghề chạm trổ các hoa văn tinh xảo mà còn phải nắm vững kỹ thuật để tạo ra các mộng gỗ để ghép vào nhau một cách chính xác, chắc chắn.

“Đặc trưng của nhà gỗ cổ là mọi chi tiết được thiết kế hoàn hảo, tinh tế và hầu như không phải dùng đến các loại đinh vít bằng sắt mà chủ yếu dùng mộng để lắp ghép. Như vậy, kết cấu của ngôi nhà vừa bền chắc vừa thể hiện được sự hài hòa, thẩm mĩ”, ông Nguyễn Chí Quân chia sẻ.

Chưa kể đó là những hoa văn, họa tiết trang trí trên từng kèo, cột khiến những người thợ dựng nhà phải bỏ công đục đẽo, chạm trổ hàng tháng trời mới xong.

Quá trình chạm khắc phải kiên trì, cẩn thận và chính xác đến từng ly vì chỉ cần lỡ tay là hoa văn bị hư hỏng, phải bỏ phí cả đoạn gỗ quý. Chính vì vậy nên chỉ ai yêu thích, chịu khó, kiên nhẫn học hòi thì mới gắn bó lâu dài với nghề được.

Nghe-lam-nha-co08
Nhà gỗ cổ có giá thành cao không chỉ bởi các loại gỗ tốt mà còn do lượng công sức mà các nghệ nhân làm nhà cổ bỏ vào đó thông qua việc đục đẽo, chạm khắc những hoa văn, họa tiết rất cầu kỳ.

Theo lý giải của những thợ dựng nhà cổ Phù Yên thì ngày càng nhiều khách hàng "chuộng" ở nhà cổ là do những ngôi nhà cổ được làm bằng những nguyên, vật liệu lấy từ thiên nhiên là chính, lại được thiết kế khá đặc biệt nên thường ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, phù hợp với những người có lối sống muốn hòa mình vào thiên nhiên.

Ngoài ra, không phải chỉ có “đại gia” lắm tiền nhiều của mới bỏ tiền ra xây những ngôi nhà cổ để ở mà những người bình thường nhưng thích lối sống hướng về quê hương, sống trong không khí ấm cúng, thân thuộc của tổ tiên, ông bà cũng có thể bỏ tiền ra xây.

Empty
Empty

Với những ngôi nhà làm bằng gỗ tốt khách đặt làm tại làng Phù Yên như đinh, lim, sến, táu,.. thì giá trị có thể lên tới vài tỷ, thậm chí hàng trăm tỷ đồng.

Ông Nguyễn Quang Huy - Phó Chủ tịch xã Trường Yên (Chương Mỹ, Hà Nội) cho hay, nghề làm mộc tại Phù Yên đã có hàng trăm năm nay với nhiều nghệ nhân có tay nghề cao. Đến nay, trong làng có hàng trăm xưởng sản xuất lớn tại gia đình, hàng năm đã đưa ra thị trường trên cả nước những sản phẩm mộc độc đáo đem lại thu nhập và giá trị kinh tế cao.

"Làng Phù Yên đã được công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống mộc Phù Yên”, đây là niềm vinh dự, tự hào của người dân và chính quyền địa phương. Cùng với sự quan tâm của các cấp chính quyền và với sự nhạy bén, năng động, sáng tạo những người thợ của làng Phù Yên đã vận dụng kinh nghiệm của cha ông và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần phát triển nghề truyền thống của quê hương" - ông Nguyễn Quang Huy nói.

Hải Nam  
Bí quyết trường thọ của Từ Hi Thái hậu từ 3 thực phẩm bình dân
Lịch trình
Đức Tiến đột ngột qua đời vì đột quỵ, mẹ nam nghệ sĩ tiết lộ những dấu hiệu từng cảnh báo
Dùng ống hút tiện lợi khi uống nước nhưng 2 đối tượng phải tuyệt đối tránh
Con gái lớp 8 có người yêu, nghĩ về quá khứ mẹ giật mình lo sợ
Viêm tuỵ cấp do thói quen đàn ông hay mắc khi vào hè
Kiểm soát huyết áp bằng 5 đồ uống buổi sáng
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
40 đa dục đại sự sẽ mất, 50 đa tình gà chó không yên
Vợ đảm giữ gìn hạnh phúc nhờ những bữa ăn ngon
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Xem thêm