Thứ hai, 10/02/2025 15:08     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 04/12/2024 06:00

Uống nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc có sao không?

Thực phẩm chức năng chỉ hỗ trợ cải thiện sức khỏe chứ không thay thế được thuốc chữa bệnh. Thế nhưng, nhiều người đang có xu hướng sử dụng sai cách.

Điều gì xảy ra khi uống nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc?

Hàng chục triệu người Mỹ sử dụng vitamin và chất bổ sung như một phần trong quá trình theo đuổi sức khỏe. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng không phải tất cả các loại vitamin và chất bổ sung đều có thể được sử dụng cùng lúc. Một số sự kết hợp không chỉ không hiệu quả mà còn có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Những mối nguy hiểm tiềm ẩn này bao gồm từ thiếu hụt vitamin đến tổn thương nội tạng. Sự kết hợp nguy hiểm nhất là chiết xuất men gạo đỏ và niacin, một thành phần của vitamin B3. Loại thứ nhất được cho là tốt cho tim mạch trong khi loại thứ hai giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Dùng cả hai cùng nhau sẽ chỉ gây hại cho gan.

Todd Sontag, chuyên gia y học gia đình tại Hiệp hội Bác sĩ Y tế Orlando ở Florida chỉ ra rằng không có bằng chứng đầy đủ để chứng minh rằng việc bổ sung chiết xuất men đỏ là tốt cho sức khỏe tim mạch. Đã có nhiều trường hợp cho thấy bổ sung chiết xuất men đỏ đã gây tổn thương gan nghiêm trọng.

Ảnh minh họa

Một nguy cơ phổ biến khác là việc dùng nhiều loại vitamin hoặc chất bổ sung khác nhau cùng lúc sẽ hủy bỏ tác dụng ban đầu của nhau, gây ra tình trạng thiếu hụt vitamin hoặc khoáng chất tiềm ẩn. Việc bổ sung magiê và canxi cùng lúc là một ví dụ.

Tiến sĩ Tod Cooperman, chủ tịch ConsumerLab, khuyên nên bổ sung magie và canxi cách nhau ít nhất 2 giờ.

Magiê giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và lượng canxi hấp thụ rất cần thiết cho sức khỏe của xương, nhưng chúng cùng nhau tạo ra một “sự cạnh tranh”.

Canxi cũng không tương thích với kali, một khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch và không nên trộn lẫn kẽm và đồng với nhau.

Cơ quan Y tế Quốc gia (NHS) cảnh báo rằng quá nhiều kẽm có thể cản trở sự hấp thụ đồng, một khoáng chất mà cơ thể cần để sản xuất tế bào máu và hỗ trợ sức khỏe của xương, có thể xảy ra tình trạng thiếu đồng và yếu xương. Các chuyên gia khuyên nên dùng cả hai loại thực phẩm bổ sung này cách nhau ít nhất 2 giờ để giảm thiểu rủi ro.

Nhiều loại vitamin được hấp thụ cùng với chất béo trong quá trình tiêu hóa, được gọi là vitamin tan trong chất béo, cũng không nên dùng cùng nhau. Trong số đó có vitamin A, D, E và K. Nếu cần bổ sung các chất này, hãy đảm bảo uống cách nhau vài giờ trong ngày để hấp thu tối đa.

Hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể và sắt là chất dinh dưỡng quan trọng để tạo hồng cầu. Những người thích uống trà nên tránh uống thuốc bổ sung sắt cùng lúc. Các thành phần của trà và cà phê có chứa caffein và tanin là một loại polyphenol gây ức chế sự hấp thụ sắt. Ngoài ra, một số loại đồ uống khác cũng chứa tanin như bia, rượu cũng nên hạn chế khi bổ sung sắt.

Sử dụng thực phẩm chức năng cần chú ý gì?

Để luôn đảm bảo sức khỏe tốt và tránh những tác dụng phụ ảnh hưởng xấu, hãy luôn tham vấn ý kiến chuyên gia y tế trước khi dùng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào.

Tuân thủ các liều dùng được khuyến nghị và chỉ chọn những sản phẩm chức năng đã được kiểm định và uy tín, được công nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền.

Không tự ý kết hợp các loại thực phẩm chức năng cùng lúc và luôn nhớ rằng chúng không thể thay thế được các phương pháp điều trị y tế đáng tin cậy khác.

T. Linh (Theo Aboluowang)  
Trẻ sốt co giật do cúm A: Bác sĩ nhắc phụ huynh không thể thiếu một thứ trong nhà
Tôi đã chữa khỏi bệnh vảy nến ở Bảo Thanh Đường
10 bí quyết thành công của HLV Yoga
Bác sĩ cảnh báo 4 nguy cơ sức khỏe khi ăn lẩu vào mùa lạnh
Dùng hành tây “xua đuổi” cúm: Bác sĩ nói gì?
Ai có nguy cơ chuyển nặng khi bị cúm?
Nỗi niềm khó nói tuổi xế chiều
Chạy bộ trời lạnh có tốt không?
Triệu chứng nhân xơ tử cung là gì, cải thiện ra sao?
Đeo khẩu trang có ngăn ngừa được bệnh cúm?
Cảnh báo bệnh nhân mắc cúm A nguy kịch do bệnh lý nền
Dấu hiệu nào khi bị cúm cần vào viện, phòng bệnh thế nào?
Điều trị khỏi bệnh vảy nến bằng y học cổ truyền
4 sai lầm tai hại khi rã đông thực phẩm nhiều người vẫn làm hàng ngày
Quý ông 'rủ nhau' khám bệnh tình dục sau Tết
90% người giảm cân dễ bị tăng trở lại
Cách đẩy lùi suy thận độ 1, hết tiểu đêm nhiều lần
Vì sao nhiều người trẻ tuổi đột quỵ trong dịp Tết?
Phụ nữ 'đến tháng' đi chùa được không, cần lưu ý điều gì?
Hậu quả tai hại sau một lần trót thèm 'của lạ'
Xem thêm