Chủ nhật, 05/05/2024 19:34
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 21/08/2021 05:00

Ung thư xương: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh

Bệnh ung thư xương tuy ít gặp nhưng có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng đến sức khỏe. Hiểu rõ những nguyên nhân, triệu chứng của bệnh sẽ giúp chúng ta phòng ngừa bệnh tốt hơn.

Ung thư xương là gì?

Ung thư xương là ung thư liên kết (sacôm) xuất phát từ tế bào tạo xương, tạo sụn, tế bào mô liên kết của xương. Ung thư xương thường gặp ở gần gối, xa khuỷu, nghĩa là hay gặp ở đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi (gần gối), đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương quay (xa khuỷu).

Ung thư xương nguyên phát cần phải phân biệt với ung thư ở vị trí khác di căn tới xương.

ung thu xuong 1

Ung thư xương căn bệnh hiếm gặp trong các loại bệnh ung thư (Ảnh minh họa)

Một số loại ung thư xương thường gặp:

- Sarcoma sụn: ung thư xuất hiện ở mô sụn, thường gặp ở các vị trí như vai, đùi và xương chậu.

- Sarcoma xương: ung thư xuất hiện ở mô xương, thường gặp ở các vị trí như cánh tay và đầu gối.

- Ung thư có tính chất gia đình Ewing Sarcoma (ESFTs): ung thư xuất hiện ở xương, hoặc các mô mềm như mạch máu, mô sợi, mô mỡ, cơ, hay các mô nâng đỡ khác). Loại ung thư này thường gặp ở các vị trí như cánh tay, cẳng chân, xương chậu và dọc xương sống.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư xương

Nguyên nhân chính gây bệnh ung thư xương là do lỗi của DNA làm cho các tế bào phát triển và phân chia một cách không kiểm soát. Phần lớn các trường hợp mắc ung thư xương đều là trẻ em trong độ tuổi phát triển xương (12- 20 tuổi).

Một số nguyên nhân gây ung thư khác gồm:

- Chấn thương: ung thư xương có thể xảy ra khi xương bị va chạm hoặc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài trong một thời gian dài.

- Bức xạ ion hóa: tiếp xúc với các tia bức xạ, tia ion hóa trong quá trình xạ trị cũng gây ra sự biến đổi trong tế bào, do đó dẫn đến ung thư.

Triệu chứng bệnh ung thư xương

Ung thư xương là căn bệnh khá hiếm gặp và những triệu chứng rất mờ nhạt ở giai đoạn đầu nên rất khó nhận biết. Cũng giống như nhiều bệnh ung thư khác, ung thư xương có một số biểu hiện như sau:

- Đau xương

- Xương yếu đi

- Đi lại khó khăn, đau mỏi chân tay với những người qua tuổi 30.

- Các chi yếu đi, tê liệt hoặc đau nhói các chi có thể là dấu hiệu của việc khối u chèn ép tủy sống hoặc chèn ép rễ thần kinh.

- Cảm giác có một vùng xương ấm hơn

Khi bệnh ung thư bắt đầu tiến triển nặng hơn, xuất hiện nhiều triệu chứng rõ ràng hơn như:

- Mệt mỏi, căng thẳng, nhanh có cảm giác kiệt sức.

- Toát mồ hồi bất thường, chán ăn, sụt cân, có thể có hạch ngoại vi.

- Sốt cao dài ngày, sốt không rõ nguyên nhân.

- Chán ăn, táo bon, nôn ói, thậm chí lú lẫn.

- Da xanh tái, nhợt nhạt.

- Dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, vết thương lâu lành.

- Dễ bị xuất huyết dưới da.

ung thu xuong 3

Ảnh minh họa

Phòng ngừa bệnh ung thư xương

Hiện tại chưa có phương pháp phòng ngừa ung thư xương đặc hiệu.

Một số biện pháp bao gồm:

- Ăn uống hợp lý: ăn nhiều trái cây, rau xanh. Cung cấp đủ Canxi cho cơ thể. Hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo

- Tập thể dục thể thao thường xuyên

- Tránh tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời mạnh

- Tránh tiếp xúc với tia phóng xạ, các hóa chất độc hại

- Nếu gia đình có người thân mắc ung thư xương cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm.

ung thu xuong 4

Ảnh minh họa

Điều trị ung thư xương

Các biện pháp điều trị ung thư xương bao gồm: phẫu thuật, hóa trị và xạ trị:

- Phẫu thuật: Các bác sĩ sẽ sử dụng những kỹ thuật ngoại khoa đặc biệt để loại bỏ khối u. Phương pháp này sẽ tốn nhiều thời gian để hồi phục

- Hóa trị: Đây là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị có thể được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật để ngăn chặn sự phát triển của khối u và ngăn ngừa bệnh tái phát.

- Xạ trị: phương pháp này sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt và làm ngừng sự phát triển của tế bào ung thư. Xạ trị có thể dùng kết hợp với phẫu thuật, nó có thể gây hại cho bệnh nhân và có thể dẫn đến biến chứng.

-> Mắc bệnh tim mạch, ung thư có nên tiêm vaccine Covid-19?

Xem thêm: Dấu hiệu cảnh báo đường ruột có vấn đề (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (T/H)  
Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?
Dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh mà 99% bị bỏ qua
Phút dại dột sau mâu thuẫn gia đình
Nữ bệnh nhân 17 tuổi suýt chết do biến chứng thủy đậu
30 tuổi không chịu lập gia đình, mẹ đưa vào viện tâm thần phát hiện điều không ngờ
Khám miễn phí cho trẻ đặc biệt nhân Tháng Tự kỷ Thế giới
Điều gì xảy ra với cơ thể khi luôn ăn tối trước 19h?
Phát hiện bệnh nguy hiểm từ những lần đổ mồ hôi bất thường
Tại sao nên sử dụng thực phẩm bổ sung để hỗ trợ sức khỏe âm đạo?
2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ chỉ dấu hiệu cần đề phòng
4 biện pháp phòng ngừa tránh say nắng cực hiệu quả
Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?
Hầu hết người già sống tới 80 không làm 4 điều này ở tuổi 60
Mỗi tối ăn 1 tép tỏi, điều kỳ diệu gì xảy ra với cơ thể bạn?
Tưởng bị viêm khớp, đi khám phát hiện ra hội chứng ống cổ tay
Mặt biến dạng sau 3 ngày cắt môi hình trái tim
Cách cải thiện mề đay mẩn ngứa từ cây nhà lá vườn
Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?
Ngủ bên chồng, mơ làm 'chuyện ấy'... với kẻ lạ
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Xem thêm