Ung thư tuyến nước bọt nguy hiểm như thế nào, chữa khỏi không?
Ung thư tuyến nước bọt là căn bệnh nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong rất cao. Tuy nhiên, nếu phát hiện triệu chứng bệnh sớm, cơ hội điều trị bệnh hiệu quả sẽ cao hơn.
Ung thư tuyến nước bọt là gì?
Tuyến nuớc bọt là nơi tạo ra nước bọt trong cơ thể để hỗ trợ tiêu hóa và giữ ẩm cho vùng miệng và cân bằng pH cho khoang miệng. Có 3 cặp tuyên nước bọt chính là :
- Tuyến mang tai
- Tuyến dưới lưỡi
- Tuyến bên dưới xuơng hàm
Ảnh minh họa
Bác sĩ Trần Quốc Khánh - Bệnh viện Việt Đức Hà Nội cho biết, ung thư tuyến nước bọt là một trong những dạng của ung thư đầu cổ. Nó là một bệnh ung thư hiếm gặp, có chỉ chiếm 10% ung thư vùng đầu mặt cổ.
So với những bệnh ung thư khác, ung thư tuyến nước bọt có tỉ lệ mắc bệnh không cao nhưng tỉ lệ tử vong rất cao bởi phần lớn bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.
Vị trí thường gặp nhất của u tuyến nước bọt là tuyến mang tai, chiếm khoảng 80%. Một số vị trí khác gồm tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi hoặc những tuyến nước bọt ở vòm cứng. Tuyến nước bọt càng nhỏ thì nguy cơ phát triển các tế bào ung thư càng lớn.
Nguyên nhân gây ung thư tuyến nước bọt
Ung thư tuyến nước bọt xảy ra khi một số tế bào trong tuyến nước bọt phát triển đột biến DNA. Các đột biến cho phép các tế bào phát triển và phân chia nhanh chóng. Các tế bào đột biến tiếp tục sống khi các tế bào khác sẽ chết. Các tế bào tích tụ thành một khối u có thể xâm nhập vào mô lân cận. Các tế bào ung thư có thể vỡ ra và lây lan (di căn) tới các vùng xa của cơ thể.
Ảnh minh họa
"Mặc dù nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng ung thư tuyến nước bọt thường được chẩn đoán ở nam giới, trung tuổi (thường là trên 40 tuổi)", Bác sĩ Khánh cho biết.
Bên cạnh đó, ung thư tuyến nước bọt còn xảy ra ở những người bị phơi nhiễm bức xạ. Chẳng hạn như bức xạ được sử dụng để điều trị ung thư đầu và cổ, làm tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt. Dưới bức xạ mạnh, chẳng hạn như được sử dụng trong chẩn đoán X-quang, cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt.
Tiếp xúc với các tia xa, hóa chất: Những người làm việc với các chất nhất định, chẳng hạn như các hợp kim niken và bụi silica, có thể có tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt.
Những người hút thuốc lá cũng có nguy cơ ung thư tuyến nước bọt.
Ảnh minh họa
Triệu chứng của ung thư tuyến nước bọt
Theo phân tích của bác sĩ Khánh, ung thư tuyến nước bọt khó chẩn đoán vì triệu chứng bệnh rất mơ hồ và những khối u có thể nằm rải rác ở các tuyến nước bọt, nhưng cơ bản nhất có thể dựa vào những biểu hiện như:
Đau vùng hàm gần mang tai
Sưng trên hoặc gần hàm ở cổ hoặc miệng
Tê một phần của khuôn mặt
Khô miệng, khó nuốt
Đau nhão cơ khuôn mặt
Đau dai dẳng trong khu vực của một tuyến nước bọt.
Nếu thấy cơ thể có những triệu chứng trên, bạn nên đi khám sớm để chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời, nâng cao cơ hội điều trị bệnh ung thư tuyến nước bọt hiệu quả. Bên cạnh đó, hãy luôn xây dựng 1 lối sống lành mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần để có được cơ thể khỏe mạnh, bền lâu.
-->> Những dấu hiệu tưởng đơn giản nhưng cảnh báo ung thư ở phụ nữ
Xem thêm: Cách nấu nước chanh sả gừng tăng sức đề kháng