Ung thư đường tiêu hóa: Bệnh nguy hiểm nhưng có thể dự phòng nhờ 10 thói quen
Ung thư đường tiêu hóa được coi là loại ung thư nguy hiểm hàng đầu tuy nhiên lại dễ gây nhầm lẫn với những bệnh về tiêu hóa thông thường nên người bệnh thường chủ quan, khi phát hiện đã ở giai đoạn muộn.
Ung thư đường tiêu hóa là gì?
Ung thư đường tiêu hóa được coi là loại ung thư nguy hiểm nhất (Ảnh minh họa)
Thống kê cho thấy, ung thư đường tiêu hóa đang chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các loại ung thư. Tuy nhiên, ung thư đường tiêu hóa nếu được phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa khỏi lên tới 90%.
Cụ thể, Bác sĩ. Thạc sĩ Trần Quốc Khánh - Khoa phẫu thuật cột sống - Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức dẫn số liệu cho hay, theo thống kê của Globocan, năm 2020 nước ta có 42.700 ca mắc mới ung thư đường tiêu hoá, nghĩa là mỗi ngày có khoảng 118 ca.
Cũng theo Bác sĩ Trần Quốc Khánh, loại ung thư này lại được coi cực kỳ nguy hiểm, thậm chí nguy hiểm nhất trong các loại ung thư và giải pháp số 1 hiện nay để giải quyết vấn đề đó là dự phòng và phát hiện sớm tổn thương này.
Bác sĩ Khánh lý giải, sở dĩ loại ung thư này đặc biệt nguy hiểm do:
- Không có triệu chứng rõ ràng hoặc triệu chứng thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác nên rất khó phát hiện.
- Người bệnh thường rất chủ quan khi có các triệu chứng của bệnh nên thường khi phát hiện ra thì đã ở giai đoạn muộn.
Các bệnh ung thư tiêu hóa thường gặp có thể kể đến như: Ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư tụy,…
Trong đó ung thư thực quản và ung thư tụy được đánh giá là cực kỳ nguy hiểm. Đặc biệt, nếu khối u thực quản nằm ở vùng nguy hiểm giữa lồng ngực một khi xâm lấn hoặc di căn sẽ gây tổn thương cho các bộ phận quan trọng như phổi, trung thất.
Dự phòng và phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa
Ảnh minh họa
Từ những chia sẻ trên Bác sĩ Trần Quốc Khánh đã chỉ ra 10 việc cần làm để dự phòng và phát hiện sớm các bệnh ung thư đường tiêu hóa:
- Giảm uống rượu, đặc biệt rượu mạnh vì đầy là nguyên nhân chính gây ung thư thực quản, dạ dày, gan, tuỵ…
- Bỏ thuốc lá vì trong thuốc lá chứa trên dưới 70 hoá chất gây ung thư khác nhau, đặc biệt là những người hút thuốc lá thụ động như vợ con, đồng nghiệp trong cơ quan…
- Chế độ ăn uống
+ Tăng trái cây và rau quả, chất xơ, uống nhiều nước để giúp tăng cường chất chống oxy hoá, tăng khả năng lưu thông đường tiêu hoá, giảm nguy cơ táo bón…
+ Hạn chế ăn quá nhiều thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu… đặc biệt ở dạng thịt muối, thịt xông khói, thịt nướng.
+ Hạn chế thực phẩm và nước uống có nhiều nitrit (là nguồn sinh ra Nitrosamin - chất gây ung thư đường tiêu hoá) như dưa cà muối lâu ngày, thịt kho mặn lâu ngày.
+ Hạn chế ăn quá mặn, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
+ Tuyệt đối tránh ăn quá no rồi đi ngủ, cần ưu tiên buổi sáng đủ đầy, buổi trưa vừa phải, buổi tối rất nhẹ nhàng.
- Thể dục thể thao, ít nhất 30 phút đổ mồ hôi mỗi ngày.
- Giảm cân nặng vì tăng cân, béo phì có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư.
- Giảm stress, sống buông bỏ bớt.
- Điều trị tốt tổn thương viêm loét thực quản, những ở loét đường tiêu hoá, polyp, co thắt tâm vị, loạn sản dị sản ruột… Đặc biệt là trào ngược dạ dày, thực quản và táo bón.
- Tẩy giun sán định kỳ 6 tháng/1 lần cho cả nhà.
- Định kỳ có thể làm sạch đại tràng bằng dung dịch cà phê. Đây là giải pháp an toàn, không xâm lấn, đặc biệt với người táo bón kéo dài.
Ngoài ra, cần tạo thói quen nội soi định kỳ theo khuyến cáo từ bác sĩ tiêu hoá, đặc biệt khi có yếu tố gia đình, uống rượu nhiều, đa polyp hay người trên 50 tuổi.
Nội soi sẽ giúp phát hiện sớm để xử trí những tổn thương như túi thừa, viêm loét, polyp… vì những tổn thương này theo thời gian chính là mầm mống xuất hiện những tế bào dị sản, loạn sản và ung thư.
-> Khuyến cáo 4 loại ung thư phổ biến ở phụ nữ