Thứ hai, 01/07/2024 22:44
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 06/08/2014 09:37

Từ vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề: Báo chí dưới cái nhìn của Phật giáo

"Nếu người ta không phơi trần hết thảy những tệ nạn xã hội như nghiện thuốc, giết người, hãm hiếp và lạm dụng trẻ em, thì những kẻ vô tội sẽ cứ hàng ngày chịu khổ. Nếu báo chí giải thích rõ ràng, công chúng rốt cục phải chú ý và tìm ra cách giảm bớt khổ đau."

Vừa qua, báo chí hay cụ thể là nhà báo Nguyễn Thị Thu Trang, báo Phụ nữ TP. HCM đã cung cấp những thông tin rất hữu ích giúp cơ quan chức năng điều tra và phanh phui đường dây buôn bán trẻ em ở chùa Bồ Đề. Vụ việc đã chứng tỏ đóng góp những tích cực của báo chí tới cộng đồng.

Các nhà báo bấy lâu vẫn đấu tranh phê phán, lên án cái xấu, chính là để "phục vụ con người, kiện toàn xã hội" - Đó là quan điểm về báo chí về Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, người đại diện Phật giáo xuất sắc nhất trên thế giới hiện nay.

Báo chí dưới cái nhìn của Phật giáo

Tôi phải nói rằng, quý vị trong hệ thống thông tin báo chí, ở thời điểm này đóng vai trò rất quan trọng. Hệ thống thông tin báo chí hiện nay thuộc về một thời đại tân tiến, và trong một phương diện, tôi tin ngành báo chí hành động như một nhà giáo dục, như một nhân tố kích thích tâm hồn con người. Như vậy quý vị có một vai trò rất đặc biệt.

tu-vu-mua-ban-tre-em-o-chua-bo-de-bao-chi-duoi-cai-nhin-cua-phat-giao-giadinhonline.vn 1

Báo chí hành động như một nhà giáo dục, như một nhân tố kích thích tâm hồn con người.

Về điều này, tôi xin trình bày với quý vị một vài ý kiến: tôi có cảm tưởng là ngành báo chí thông tin chú ý quá nhiều đến mặt xấu của những hoạt động của con người, khiến cho quần chúng có cảm tưởng là bản tính con người hoàn toàn xấu. Khi nghĩ như thế, tự nhiên người ta chán nản và thật sự có nguy cơ mất hết hy vọng.

Loài người có bao nhiêu chuyện để đau khổ, dù chỉ trong phạm vi hạn hẹp của gia đình. Dù có muôn vàn vấn đề mà con người gặp phải, vẫn có một tiềm năng để biến đổi: vẫn có thể làm cho hoàn cảnh đó tốt đẹp hơn, vì thương cảm và từ bi ở trong bản tính của chúng ta. Bằng cách liên kết thông minh của con người với một động cơ thúc đẩy tốt lành, chúng ta có thể thay đổi cuộc đời của chúng ta, và cải tạo xã hội. Đối với tôi, đây là điều then chốt.

Vì vậy tôi nghĩ rằng khi trình bày những vấn đề có quan hệ đến con người, thì quý vị nên trình bày một cách quân bình hơn. Dĩ nhiên tất cả những mặt xấu này của cuộc đời cũng đều quan trọng, chúng cho báo chí những chất liệu tốt, nhưng cũng đừng quên đưa ra những mặt tốt của cuộc đời, căn bản trên bẩm chất con người và trí thông minh của ta.

Gần đây, trong một số quốc gia người ta bàn cãi nhiều về vai trò của báo chí. Có nên nói huỵch toẹt hết mọi chuyện không? Phải nói cách nào? Chỗ nào trong đời tư, báo chí không được đụng đến? Tôi có vài ý kiến về vấn đề này, nhất là đối với những nhân vật lãnh đạo.

Có trường hợp mà một số vị này không cư xử đúng đắn trong cương vị của họ, không tỏ ra có nguyên tắc hay kỷ luật tự giác. Trường hợp này tôi nghĩ rằng chỉ có báo chí mới có quyền năng kiểm điểm, và đưa ra ánh sáng, những cung cách hành động như vậy; do đó, tôi ủng hộ hành động của nhà báo và đánh giá cao khía cạnh lục lọi, dò xét, nơi nào cũng xen vào của họ.

tu-vu-mua-ban-tre-em-o-chua-bo-de-bao-chi-duoi-cai-nhin-cua-phat-giao-giadinhonline.vn 2

"Trong một số trường hợp, tôi ủng hộ hành động của nhà báo và đánh giá cao khía cạnh lục lọi, dò xét, nơi nào cũng xen vào của họ." - Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Không nên có khoảng cách chênh lệch giữa thể thống bên ngoài và đời tư của một người lương thiện. Tôi nghĩ báo chí phải cho công chúng thấy rằng một số khía cạnh hấp dẫn khác hẳn. Chính trong chiều hướng đó mà tôi hơi khuynh về sự can thiệp vào đời tư của người ta, nhưng không phải vì vậy mà quên rằng chủ đích chung của chúng ta là phục vụ con người để kiện toàn xã hội.

Đừng hành động sai lạc, do những động cơ xấu thúc đẩy. Tôi tin là, nếu người ta không phơi trần hết thảy những tệ nạn xã hội như nghiện thuốc, giết người, hãm hiếp và lạm dụng trẻ em, thì những kẻ vô tội sẽ cứ hàng ngày chịu khổ. Nếu báo chí giải thích rõ ràng, công chúng rốt cục phải chú ý và tìm ra cách giảm bớt khổ đau.

Nguyễn Thị Phương Thanh dịch (lược theo Au delà des dogmes)

Nguồn: Tạp chí Văn hoá Phật giáo số 48 năm 2008

Tags:
Những trường hợp bắt buộc phải đổi thẻ Căn cước công dân từ 01/07/2024
Mẹ già bán nhà giữ sinh mạng con trai bị điện giật nguy kịch
Hàng xóm góp gạo, củi khô lo hậu sự cho nạn nhân vụ cháy nhà ở Trung Kính - Hà Nội
Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm