Thứ ba, 02/07/2024 00:31
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 04/08/2014 15:46

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 – vị lãnh đạo tinh thần vĩ đại của Tây Tạng

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tenzin Gyatso vừa là nhà lãnh đạo tinh thần vừa là nhà chính trị đầy nghệ thuật của nhân dân Tây Tạng. Ngài vừa truyền đạo cho 6 triệu Phật tử Tây Tạng, vừa lãnh đạo người dân Tây Tạng trên con đường tìm lại hòa bình.

Trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20, có ba thánh nhân người châu Á là cố thi hào Rabindranath Tagore - người châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel, anh hùng dân tộc Ấn Độ Mahatma Gandhi, và Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tenzin Gyatso.

Đức Đạt Lai Lạt Ma là ai?

Theo truyền thống của người Tây Tạng, Đạt Lai Lạt Ma (Dalai Lama) là hiện thân cho lòng từ bi của chư Phật và Bồ Tát; vì thế, người đã chọn con đường tái sinh trở lại kiếp người để cứu giúp chúng sinh. Trong tiếng Tây Tạng, "Đạt Lai Lạt Ma" có nghĩa là "Đạo sư với trí tuệ như biển cả". Trong lối dùng hàng ngày, nhiều người còn gọi Ngài là Phật sống.

Danh hiệu Đạt Lai Lạt Ma cũng được hiểu là "Người bảo vệ đức tin", "Biển lớn của trí tuệ" hay "Vua của Chánh Pháp".

duc-dat-lai-lat-ma-thu-14-–-vi-lanh-dao-tinh-than-vi-dai-cua-tay-tang-giadinhonline.vn 1

Tenzin Gyatso - Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14.

Kể từ năm 1617, người Tây Tạng xem Đạt Lai Lạt Ma là hiện thân của Quán Thế Âm – biểu trưng cho lòng từ bi, và mỗi một Đạt Lai Lạt Ma được xem là tái sinh của vị trước. Theo truyền thống này, ngài Tenzin Gyatso được thừa nhận là Đạt Lai Lạt Ma vào năm 2 tuổi như là Hóa thân của Đạt Lai Lạt Ma thứ 13.

Vì vấn đề chính trị phức tạp giữa Trung Quốc và Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma phải sống lưu vong tại Ấn Độ từ năm 1959 đến nay. Năm 1989, Ngài được trao giải Nobel Hòa bình. Hiện nay, Ngài là người đại diện Phật giáo xuất sắc nhất trên thế giới. Các tác phẩm Ngài viết về Phật giáo Tây Tạng nói riêng và Phật pháp nói chung được rất nhiều người đọc, kể cả các độc giả ở các nước phương Tây

Lãnh đạo tôn giáo hay lãnh đạo chính trị?

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tenzin Gyatso vừa là nhà lãnh đạo tinh thần vừa là nhà chính trị đầy nghệ thuật của nhân dân Tây Tạng. Ngài vừa truyền đạo cho 6 triệu Phật tử Tây Tạng, vừa lãnh đạo 100.000 người dân Tây Tạng lưu vong ở Ấn Độ. Ngài được xem là người tị nạn chính trị nổi bật nhất trên thế giới.

Năm 1959, Ngài cùng 80.000 người dân Tây Tạng vượt qua dãy Hy Mã Lạp Sơn để đến tị nạn tại miền bắc Ấn Độ. Tuy rời khỏi Tây Tạng, nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn cống hiến hết mình cho mảnh đất quê hương. Ngài luôn nhấn mạnh sự cần thiết của bất bạo động, và đây chính là lý do ngài đạt giải Nobel Hòa bình năm 1989. Ngài đã đưa ra hướng đi “trung đạo” để giải quyết vấn đề Tây Tạng và đem lại tự trị cho Tây Tạng.

Vì sao Đức Đạt Lai Lạt Ma lại nổi tiếng?

Đức Đạt Lai Lạt Ma là người nhiệt tình và hài hước. Những thông điệp của Ngài mang tính trung dung. Chính Ngài là người đã đưa đạo Phật đến Hollywood.

duc-dat-lai-lat-ma-thu-14-–-vi-lanh-dao-tinh-than-vi-dai-cua-tay-tang-giadinhonline.vn 2

"Tôi chỉ là một tu sĩ Phật giáo bình thường, không hơn, không kém." - Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Ngài có cách ứng xử khác nhau với người phương Tây và người Tây Tạng. Với người Tây Tạng, giống như các vị Đạt Lai Lạt Ma trước đây, Ngài chỉ rõ họ cần phải làm gì. Còn đối với người phương Tây, Ngài không hành xử như một lãnh đạo tôn giáo mà chỉ là một nhà sư muốn chia sẻ kinh nghiệm tu tập Phật giáo của riêng mình đến với mọi người. Ngài thường nói: "Tôi chỉ là một tu sĩ Phật giáo bình thường, không hơn, không kém".

Mặc dù vậy, Ngài không phải là người đi cải đạo người khác. Ngài khuyến khích mọi người nhìn sâu vào truyền thống văn hóa tâm linh của chính mình. Với sự hòa đồng, giản dị, thân thiện và khoan dung, Ngài trở thành một trong những nhân vật tôn giáo nổi tiếng nhất hiện nay.

Đạo Phật ở phương Tây

Đạo Phật là tôn giáo phương Đông phát triển nhanh nhất ở phương Tây. Việc theo đạo Phật, nhất là tập thiền đang là một trào lưu thịnh hành trong các tầng lớp xã hội thế tục, nhất là giới trung lưu vì đạo Phật khuyến khích sự khám phá và hoàn thiện bản thân hơn là niềm tin thần quyền.

Lam Lan (tổng hợp)

Tags:
Những trường hợp bắt buộc phải đổi thẻ Căn cước công dân từ 01/07/2024
Mẹ già bán nhà giữ sinh mạng con trai bị điện giật nguy kịch
Hàng xóm góp gạo, củi khô lo hậu sự cho nạn nhân vụ cháy nhà ở Trung Kính - Hà Nội
Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm