Thứ năm, 21/11/2024 16:10     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 05/08/2014 13:37

Vụ buôn bán trẻ em ở Chùa Bồ Đề: Giáo hội không có ý lảng tránh

Sự việc hai bảo mẫu tại chùa Bồ Đề bị khởi tố và bắt giam đang gây hoang mang trong giới Phật tử. Trả lời về vấn đề này, đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, tới đây sẽ chấn chỉnh công tác quản lý.

vu-buon-ban-tre-em-o-chua-bo-de-giao-hoi-khong-co-y-lang-tranh-giadinhonline.vn 1

Thượng tọa Thích Đức Thiện

Thượng toạ Thích Đức Thiện, Phó Tổng thư ký Hội đồng Trị sự, Chánh văn phòng 1, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng, liên quan đến sự việc xảy ra tại chùa Bồ Đề, Giáo hội không có ý lảng tránh về sự việc. Nhưng, trước khi có phát ngôn chính thức cần phải xem xét rất kỹ sự việc.

Thượng toạ Thích Đức Thiện cho biết: "Qua sự việc đó, về phía Giáo hội nhìn nhận sẽ rút kinh nghiệm, đây là bài học rất sâu sắc trong vấn đề quản lý. Sự việc cụ thể ở đây là các thầy do công việc phật sự cũng nhiều nên buông lỏng sự quản lý. Chúng ta cần nghiêm túc trong vấn đề quản lý ở đó. Còn việc mua bán ở đây, đối tượng buôn bán như thế nào cơ quan điều tra đã làm rõ rồi. Việc buôn bán trẻ em không liên quan đến sư trụ trì. Đây là khẳng định của cơ quan chức năng".

"Giáo hội không được báo cáo cụ thể về sự việc này. Thật ra trong hoạt động từ thiện của Giáo hội việc làm từ thiện của Chùa Bồ Đề vẫn được nhắc đến, nhưng việc làm từ thiện không phải là kế hoạch giao cho cụ thể phải làm từ thiện như thế nào. Giáo hội biết việc chùa nuôi dưỡng trẻ mồ côi, người già neo đơn, nhưng Giáo hội không phải là cơ quan chuyên môn như Bộ Lao động để có phòng, ban chức năng chuyên đi kiểm tra về sự đúng sai của sự việc", Thượng toạ Thích Đức Thiện cho biết.

Theo Thượng toạ Thích Đức Thiện, sau khi sự việc tại chùa Bồ Đề xảy ra, Trung ương Giáo hội cũng nhìn nhận sự việc này là có sự buông lỏng trong quản lý. Cho nên trong thời gian tới đây, Giáo hội sẽ cho rà soát tất cả các chùa thuộc Giáo hội Việt Nam thuộc các tỉnh, thành phố mà có tổ chức việc nuôi các trẻ cơ nhỡ, bị bỏ rơi, người già cô đơn để cùng làm sao công việc quản lý được tốt hơn; đồng thời phối kết hợp với chính quyền địa phương được chặt chẽ để tình thương của mình đúng nghĩa, không bị lợi dụng.

"Ở đây, qua những điều tra ban đầu, cơ quan cảnh sát điều tra của công an Hà Nội đã nhận xét rồi, các đối tượng cũng thuộc dạng khó khăn được nhà chùa cưu mang thì lại làm những hành động trái với quy định, trái với tâm và đi ngược lại với tâm huyết của nhà chùa. Ở đây, tôi vẫn nói ngược trở lại là cần rút kinh nghiệm sâu sắc về việc quản lý nội bộ. Qua sự việc này, Giáo hội cũng đã đề nghị chùa Bồ Đề cần có một tổ chức quản lý chặt chẽ trong việc tổ chức các sự kiện từ thiện tại chùa", Thượng toạ Thích Đức Thiện nói.

Thượng toạ Thích Đức Thiện cũng cho rằng, báo chí cũng cần phải dùng những tít cho chính xác. Bởi nhiều khi những dẫn dắt của báo chí làm mọi người hiểu sai về sự việc. Bản chất sự việc xảy ra là cô Trang đó làm sai, bản thân thầy trụ trì cũng rất đau lòng về chuyện đó.

"Trở lại vấn đề ở đây là cần phải chấn chỉnh việc quản lý nội bộ", Thượng toạ Thích Đức Thiện nói.

Thượng toạ Thích Đức Thiện chia sẻ, "tôi có biết là công an Hà Nội đã có kết luận là việc nuôi dưỡng là không được phép. Còn cá nhân không nắm được, chỉ nghe thông tin trên báo chí. Tôi cũng không nắm được chùa Bồ Đề đã đăng ký là một cơ sở xã hội từ thiện chưa. Thực ra, lâu nay Giáo hội không đi sâu đi sát. Việc từ thiện xuất phát từ cái tâm thôi.

"Nhưng, qua sự việc, Giáo hội cần chấn chỉnh lại công tác quản lý, trong đó cũng có việc phải chấp hành pháp luật. Chúng ta không thể không chấp hành pháp luật được. Cũng cần phải đăng ký thành các cơ sở bảo trợ xã hội để thực hiện tốt công tác từ thiện của mình. Nhưng, chúng tôi được biết là về việc làm từ thiện tại Chùa Bồ Đề hàng tháng chùa cũng có liên hệ với chính quyền phường Bồ Đề để thực hiện công tác trao đổi về công tác chăm sóc trẻ", Thượng toạ

Khi được hỏi về cá nhân thầy Thích Đàm Lan, sư trụ trì chùa Bồ Đề, Thượng toạ Thích Đức Thiện cho biết, Ni sư Thích Đàm Lan là người rất tốt. Và trong Giáo hội ni sư Đàm Lan là người rất tích cực trong công tác xã hội và những việc làm đó là cụ thể, chứ không phải là báo cáo. Thực tế thì Ni sư Thích Đàm Lan đã được công nhận là công dân Thủ đô tiêu biểu. Để có được những danh hiệu đó thì không phải chúng ta mơ hồ được.

"Tôi cũng chỉ nhấn mạnh đến cách quản lý tại chùa. Cá nhân tôi nghĩ là nguyên nhân xuất phát từ đây, do cách quản lý, chúng ta đã quản lý một cách không chặt chẽ, đã lấy tình thương bao trùm lên tất cả để cho những người mà chúng ta cưu mang lợi dụng. Vì thế cần chấn chỉnh cách quản lý", Thượng toạ Thích Đức Thiện nói.

(Trích từ VNMEDIA)

Tags:
Cuộc sống 9 hộ gia đình 'mắc kẹt' nơi nghĩa trang: Ngày nghe kèn, đêm tiếng thầy cúng
7 năm chống chọi ung thư, đau đáu một điều mong con được học hành khôn lớn
Vợ mất do ung thư, con TNGT, bố mắc bệnh hiểm nghèo nguy cơ đột tử
Thanh Hoá: Gần 100 hộ gia đình thị xã khốn khổ vì đường điện tự làm từ 20 năm trước
Ông nội cắm sổ đỏ cứu cháu mắc bệnh tim hiểm nghèo
Khám chữa bệnh BHYT được chi trả như thế nào từ ngày 1/7?
Những trường hợp bắt buộc phải đổi thẻ Căn cước công dân từ 01/07/2024
Mẹ già bán nhà giữ sinh mạng con trai bị điện giật nguy kịch
Hàng xóm góp gạo, củi khô lo hậu sự cho nạn nhân vụ cháy nhà ở Trung Kính - Hà Nội
Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm