Thứ hai, 20/05/2024 13:13
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 30/01/2018 14:10

Trên 2 triệu người mắc bệnh hô hấp mạn tính và trên 125.000 ca mắc ung thư mỗi năm

Số liệu Bộ Y tế cung cấp mới nhất cho thấy, ở nước ta mỗi năm có trên 2 triệu người mắc bệnh hô hấp mạn tính và trên 125.000 ca mắc ung thư mới.

Theo Bộ Y tế, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến 2030 tại Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ còn có những khó khăn, thách thức và chưa đạt được một số chỉ tiêu đã đề ra.

Theo đó, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi tính chung cả nước mỗi năm chỉ giảm được 1,0%; hiện vẫn còn ở mức cao chiếm 24,6% năm 2015 và có sự chênh lệch nhiều giữa các vùng miền. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi ở khu vực miền núi phía Bắc là 30,3% và Tây Nguyên là 34,2%.

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng chưa được cải thiện như mong đợi. Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi là 13%, thiếu máu là 27,8% và thiếu kẽm có tỷ lệ rất cao tới 69,4%. Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai là 32,8% và thiếu kẽm tới 80,3%. Suy dinh dưỡng ở trẻ em đặc biệt là suy dinh dưỡng thấp còi cùng với thiếu vi chất dinh dưỡng đã ảnh hưởng lớn đến phát triển chiều cao, tầm vóc của người Việt Nam.

Tình trạng thừa cân - béo phì, rối loạn chuyển hóa và các yếu tố nguy cơ sức khỏe liên quan đến dinh dưỡng đang gia tăng nhanh ở cả trẻ em và người trưởng thành, đặc biệt là ở khu vực thành thị và các thành phố lớn. Những yếu tố nguy cơ này là nguyên nhân quan trọng làm gia tăng gánh nặng bệnh tật do các bệnh không lây nhiễm.

Năm 2015, tỷ lệ thừa cân - béo phì ở trẻ em trên toàn quốc là 5,3%, đặc biệt tỷ lệ thừa cân - béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh đã tăng gấp 3 lần trong hơn 10 năm qua từ 3,7% lên 11,5%; tỷ lệ này ở học sinh phổ thông cũng tăng gấp đôi từ 11,6% lên 21,9%.

tre-beo-phi

Tình trạng trẻ em béo phì ở Việt Nam ngày một gia tăng

>>>VFF nói gì về việc ông Nguyễn Lân Trung "vơ công trạng của U23 Việt Nam"?

Việt Nam có khoảng 1/3 dân số thiếu hoạt động thể lực; hơn một nửa số người trưởng thành ăn thiếu rau/trái cây và người dân ăn muối nhiều gấp hai lần so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới. Ước tính Việt Nam hiện có tới 12 triệu người bị mắc tăng huyết áp và khoảng 3 triệu người đang mắc bệnh đái tháo đường, trên 2 triệu người mắc bệnh hô hấp mạn tính và mỗi năm có trên 125.000 ca được phát hiện mắc ung thư.

Dinh dưỡng học đường, dinh dưỡng cho người lao động, dinh dưỡng cho người bệnh, dinh dưỡng cho người cao tuổi…chưa được quan tâm đúng mức. Bữa ăn học đường của trẻ em, học sinh, bữa ăn ca của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu về năng lượng và thành phần dinh dưỡng.

ho hap man tinh

Ước tính có trên 2 triệu người mắc bệnh hô hấp mạn tính và mỗi năm có trên 125.000 ca được phát hiện mắc ung thư (Ảnh minh họa)

Thể lực và tầm vóc của người Việt Nam còn hạn chế. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chiều cao ở trẻ em, trong đó trên 50% là do vai trò của bảo đảm dinh dưỡng và rèn luyện thể lực, ngoài ra là các yếu tố khác như di truyền, tâm lý, sức khỏe... Chiều cao của cả nam giới và nữ giới Việt Nam tăng rất ít trong nhiều năm qua và hiện nay đang thấp hơn chiều cao trung bình cùng nhóm tuổi của đa số các nước trong khu vực Châu Á…

Để cải thiện chiều cao của người Việt Nam thì cần phải có những giải pháp can thiệp mạnh mẽ, đặc biệt là về dinh dưỡng trong những năm đầu đời của trẻ, dinh dưỡng và vận động thể lực cho lứa tuổi tiền dậy thì và dậy thì.

Theo Bộ Y tế, với những thực trạng trên có một phần nguyên nhân, hạn chế do các cấp ủy Đảng và chính quyền ở nhiều nơi chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của vấn đề dinh dưỡng, chưa quan tâm đầu tư cho công tác dinh dưỡng, chưa coi đây là nhiệm vụ chính trị ưu tiên trong phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương.

Nguồn lực cho công tác dinh dưỡng chưa đáp ứng được yêu cầu, chủ yếu chỉ mới chỉ tập trung cho công tác pḥòng chống suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về dinh dưỡng còn hạn chế. Năng lực của mạng lưới dinh dưỡng còn nhiều hạn chế, thiếu những kiến thức, phương tiện cần thiết để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân thay đổi các hành vi không có lợi về dinh dưỡng….

Để Kế hoạch hành động quốc gia về Dinh dưỡng triển khai hiệu quả, Bộ Y tế mong muốn lãnh đạo các bộ, ngành, tổ chức chính trị-xã hội như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công Thương, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Dân tộc, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh … cùng phối hợp, chỉ đạo, giám sát… để giải quyết các vấn đề dinh dưỡng của Việt Nam đang đặt ra.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kêu gọi các CĐV cổ vũ cho đội tuyển U23 Việt Nam

Hải Sơn  
Tuần Lễ Vàng 2024: Thắp sáng ước mơ gia đình hiếm muộn
Viêm tuỵ cấp do thói quen đàn ông hay mắc khi vào hè
Khởi tranh Giải Bóng rổ Festival Trường học TP.HCM – Cúp Nestlé MILO 2024
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Xem thêm